Thế giới

Hoạt động công nghệ, xuyên biên giới sẽ thúc đẩy mua bán và sáp nhập ở châu Á

ClockThứ Hai, 04/01/2021 14:21
TTH.VN - Sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi đại dịch COVID-19 trong lĩnh vực công nghệ sẽ giúp tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay, theo một dự báo của các nhà lãnh đạo ngân hàng và các luật sư.

Cơ hội trỗi dậy của Châu Á-Thái Bình Dương hậu khủng hoảng Covid-19Châu Á là khu vực có khả năng phục hồi sau đại dịch tốt nhất trên thế giới

Sự mở rộng trong lĩnh vực công nghệ sẽ thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2021​. Ảnh minh họa: pbconsulting.co/TTXVN

Những giao dịch liên quan đến các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đã đạt tổng trị giá 1,2 nghìn tỷ USD trong năm 2020, tăng 12% so với năm 2019. 7 trong số 10 giao dịch lớn nhất của năm đã được công bố trong quý III năm ngoái, tổng cộng chiếm 40% các giao dịch của năm, tính theo giá trị.

Các công ty công nghệ cao và viễn thông đã tăng lên 23% tỷ trọng giá trị thương vụ, tăng từ mức 14% của một năm trước đó, trong khi các công ty dịch vụ, sản phẩm tiêu dùng và bán lẻ cũng báo cáo mức tăng trưởng.

Ông Jung Min, đồng Trưởng bộ phận M&A của ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs tại khu vực châu Á, ngoại trừ Nhật Bản cho hay: “Đại dịch COVID-19 đã tăng tốc đáng kể số hóa, thương mại điện tử và công nghệ tài chính. Các công ty đã được hưởng lợi giờ đây lớn hơn nhiều về kích cỡ và quy mô tài chính, tạo ra nhiều tiềm năng hơn để thực hiện các khoản đầu tư chiến lược. Sự gián đoạn, thay đổi và chuyển đổi trong ngành cũng sẽ tiếp tục và thúc đẩy những giao dịch lớn hơn”.

Bên cạnh đó, các nhà giao dịch đang tin tưởng vào một chuỗi ổn định các giao dịch xuyên biên giới liên quan đến những khoản đầu tư chiến lược của doanh nghiệp châu Á, cũng như việc thoái vốn của các công ty đa quốc gia trong khu vực. Trưởng bộ phận M&A khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Morgan Stanley, ông Richard Wong khẳng định: “Chúng tôi kỳ vọng hoạt động xuyên biên giới sẽ là một nét nổi bật”.

Được biết, Trung Quốc và Nhật Bản đã dẫn đầu mức tăng trưởng M&A của khu vực châu Á trong năm 2020, so với mức giảm 5,5% được ghi nhận trên toàn cầu. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã phục hồi mạnh mẽ sau đợt bùng phát đại dịch COVID-19 sớm nhất, với mức tăng trưởng 28% trong các giao dịch, so với năm 2019. Trong khi đó, Nhật Bản đã đóng góp 1/2 các giao dịch khổng lồ của khu vực, trị giá 5 tỷ USD trở lên.

Ngoài ra, các giao dịch được hỗ trợ bởi vốn tư nhân trong khu vực cũng đạt mức cao kỷ lục 129 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ một năm trước đó.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Return to top