Thế giới

Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ được tin tưởng sẽ có kết quả tốt

ClockThứ Tư, 20/04/2022 21:40
TTH - Sau hơn 6 tháng đàm phán, Mỹ và ASEAN cuối cùng cũng nhất trí rằng bộ trưởng các nước sẽ gặp nhau tại Washington DC vào ngày 12-13/5.

Tổng thống Joe Biden dẫn đầu phái đoàn tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-MỹASEAN-Hoa Kỳ sẽ bàn về phương hướng, biện pháp triển khai quan hệ

Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 5. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Hội nghị cấp cao đặc biệt lần thứ hai này diễn ra vào thời điểm quan trọng nhất, giữa bối cảnh xuất hiện những thay đổi mạnh mẽ trên toàn cầu và xung đột lớn ở châu Âu. Do đó, cả hai bên cần gặp nhau sớm và điều chỉnh mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN. Không có thời gian để lãng phí.

Trong bối cảnh thế giới xuất hiện nhiều bất ổn, có thể kể đến như khủng hoảng Myanmar và mới đây là xung đột Nga - Ukraine, ASEAN bày tỏ quan điểm kêu gọi các bên liên quan và cộng đồng quốc tế không mở rộng xung đột và không làm trầm trọng thêm căng thẳng. Hơn nữa, ASEAN cũng nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn hoặc đình chiến ngay lập tức, tiếp tục đối thoại chính trị toàn diện để khắc phục tình hình.

Nhận định về cuộc họp lớn sắp tới, các chuyên gia về quan hệ đối ngoại và luật quốc tế bày tỏ sự lạc quan, bất chấp còn nhiều lo ngại.

Kin Phea, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia mới đây cho biết, hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ diễn ra vào tháng 5 tới sẽ giúp tăng cường hợp tác của tất cả các bên, đặc biệt, hai bên sẽ xây dựng lòng tin lẫn nhau tốt hơn, bền vững và khăng khít hơn để tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác.

Cuộc gặp này sẽ là dấu mốc cho thấy rõ rằng, liệu Mỹ có muốn một mối quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN hay không, hoặc ASEAN có muốn hợp tác với Mỹ hay không. Nhìn chung, thái độ của hai bên sẽ được thể hiện trong sự kiện này.

Trong khi đó, phát ngôn viên của chính phủ Campuchia Phay Siphan bày tỏ rằng ông cũng lạc quan về cuộc gặp giữa ASEAN và Mỹ, bởi sẽ có sự tin tưởng và tự tin để hai bên nỗ lực duy trì hòa bình, đồng thời mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho khu vực.

Cũng theo phát ngôn viên, sẽ có các cuộc thảo luận về các chủ đề như ứng phó đại dịch COVID-19 và an ninh y tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, hợp tác hàng hải, phát triển nguồn nhân lực và cam kết kinh tế.

Một ý kiến khác đến từ Lao Mong Hay, một nhà phân tích chính trị và là một chuyên gia luật quốc tế mới đây cho hay, hội nghị cấp cao đặc biệt sẽ là một diễn đàn để Mỹ có được cam kết với châu Á hợp tác và tham gia vào chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, cũng như để ASEAN thể hiện sự thống nhất và khẳng định vị thế trung tâm về địa chính trị của khu vực.

Trong một thông tin có liên quan, đây là hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN thứ hai kể từ năm 2016 và là sự kiện có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo các nước kể từ năm 2017. Tại đây, các đại biểu sẽ cùng nhau trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Trong cuộc gặp lịch sử này, các nhà lãnh đạo của cả ASEAN và Mỹ sẽ vạch ra hướng đi trong tương lai của quan hệ ASEAN – Mỹ, đồng thời tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược, vì lợi ích chung của nhân dân ASEAN và Mỹ.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ Bangkok Post & Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top