Thế giới

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật - Hàn mở ra “kỷ nguyên mới” trong hợp tác

ClockThứ Bảy, 19/08/2023 16:41
TTH.VN - Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở ra “một kỷ nguyên mới” trong hợp tác ba bên tại cuộc gặp lịch sử ngày 18/8 ở Trại David (Maryland, Mỹ), nhất trí mở rộng và củng cố sự tham gia cùng nhau trong nhiều lĩnh vực.

Mỹ - Nhật - Hàn sẽ triển khai các bước phòng thủ mới tại Hội nghị thượng đỉnh ba bênHợp tác ba bên Hàn - Mỹ - Nhật rất quan trọng để duy trì hoà bình ở Ấn Độ Dương – Thái Bình DươngMỹ đặc biệt coi trọng hợp tác ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản

leftcenterrightdel
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo chung sau Hội nghị thượng đỉnh ba bên ở Trại David, bang Maryland (Mỹ) ngày 18/8/2023. Ảnh: YONHAP/TTXVN

“Hôm nay, chúng ta đã làm nên lịch sử với hội nghị thượng đỉnh độc lập đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo của ba quốc gia chúng ta”, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. “Cam kết của Mỹ đối với cả hai quốc gia này là rất chắc chắn”, Tổng thống Biden khẳng định.

Tại Trại David - địa điểm mang tính biểu tượng cao của Mỹ - ba nhà lãnh đạo đã nêu bật cam kết vững chắc trong việc thể chế hóa hợp tác ba bên trong nhiều lĩnh vực đa dạng như ngoại giao, giáo dục, an ninh…

Đồng thời, Tổng thống Mỹ Biden cũng ca ngợi hai nhà lãnh đạo Nhật – Hàn trong việc hàn gắn mối quan hệ song phương và đưa mối quan hệ Tokyo - Seoul lên một tầm cao mới sau nhiều năm quan hệ băng giá - điều gần như không thể tưởng tượng được vào một năm trước.

“Mối quan hệ ba bên đơm hoa kết trái là hợp lý và gần như chắc chắn, và là điều cần thiết trong thời đại này”, Thủ tướng Kishida phát biểu tại cuộc họp báo, nhấn mạnh lợi ích chung và mối quan tâm an ninh chung của ba nước.

Trong nỗ lực củng cố mối quan hệ ba bên, ba nhà lãnh đạo cũng đã công bố Nguyên tắc Trại David - một tài liệu khái quát phác thảo một số hướng dẫn cho hợp tác ba bên. Trong tài liệu, các nhà lãnh đạo cam kết thực hiện “các nguyên tắc chung” để hướng dẫn quan hệ đối tác “trong nhiều năm tới” khi họ cùng nhau bắt tay vào “một chương mới”.

Những nguyên tắc này bao gồm trọng tâm là “một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở dựa trên sự tôn trọng luật pháp quốc tế, các chuẩn mực chung và các giá trị chung”, đồng thời phản đối mạnh mẽ “bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc”.

Ba nhà lãnh đạo cũng công bố kế hoạch thành lập một đường dây nóng để chia sẻ thông tin và phối hợp ứng phó với “những thách thức, khiêu khích và đe dọa khu vực” ảnh hưởng đến “lợi ích và an ninh chung” của ba nước.

Để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, ba nước đã tuyên bố thành lập một nhóm làm việc ba bên để tăng cường hợp tác và chống lại các mối đe dọa trên mạng.

 

Đặc biệt, ba nước đã thông qua tuyên bố chung để lên án “hành vi hung hăng và nguy hiểm ủng hộ các yêu sách hàng hải phi pháp” ở Biển Đông.

“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng ở vùng biển thuộc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, tuyên bố nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh: “đặc biệt, chúng tôi kiên quyết phản đối việc quân sự hóa các thực thể được cải tạo; việc sử dụng nguy hiểm các tàu cảnh sát biển và dân quân biển; và các hoạt động cưỡng chế. Ngoài ra, chúng tôi lo ngại về việc đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định”.

Ba nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định tầm quan trọng của “hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan” - vấn đề được gọi là “yếu tố không thể thiếu đối với an ninh và thịnh vượng trong cộng đồng quốc tế”.

Ngoài ra, an ninh kinh tế và các cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin mới giữa ba nước cũng là trọng tâm chính của hội nghị thượng đỉnh lần này.

Được biết, Thủ tướng Kishida, Tổng thống Biden và Tổng thống Yoon đã gặp nhau ba lần bên lề các cuộc họp quốc tế, lần đầu tiên là trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid vào mùa hè năm ngoái, sau đó là ở Campuchia bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11/2022 và một lần nữa ở Hiroshima trong hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 hồi tháng 5 vừa qua.

Về hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 9 tới, ba nhà lãnh đạo đã nhất trí tăng cường hợp tác trong cấu trúc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện có, thông qua ASEAN và mối quan hệ với các quốc đảo Thái Bình Dương, bao gồm việc thiết lập đối thoại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ba bên hàng năm trong khu vực.

Vào tháng 11/2023, Tổng thống Biden sẽ chào đón Thủ tướng Kishida và Tổng thống Yoon trong một cuộc gặp khác, lần này là ở San Francisco khi các nhà lãnh đạo sẽ cùng tham dự cuộc họp thường niên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Song song đó, lãnh đạo ba nước cũng đã công bố việc hợp tác sâu hơn trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến - cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử, công nghệ sinh học và năng lượng sạch, cùng với các kế hoạch tăng cường đối thoại và nghiên cứu chung về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Yonhap)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top