Thế giới

Hơn 33.000 lao động hạt nhân Mỹ chết do phơi nhiễm

ClockChủ Nhật, 13/12/2015 14:59
TTH.VN - Một cuộc điều tra kéo dài suốt 1 năm qua tiết lộ, cái giá rất lớn mà Mỹ phải gánh chịu để giành chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới II và Chiến tranh Lạnh là "những cái chết nối tiếp trên đất Mỹ", với ít nhất 33.480 lao động hạt nhân ở Mỹ đã thiệt mạng vì tiếp xúc với bức xạ trong suốt 7 thập kỷ qua, PressTV hôm nay (13/12) đưa tin.

Số người thiệt mạng ở lần đầu tiên được tiết lộ này cao hơn 4 lần số lượng tử vong của Mỹ trong các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, theo một báo cáo từ McClatchy.

Nhân viên ở khu hạt nhân Hanford chờ tiền lương tại văn phòng Western Union. Ảnh: PressTV.

Báo cáo cho biết, số người thiệt mạng bao gồm tất cả các công nhân đã chết, sau khi họ được đền bù theo một quỹ đặc biệt được thành lập vào năm 2001 để giúp đỡ những người đã tiếp xúc với các vật liệu nguy hiểm trong khi xây dựng các kho dự trữ hạt nhân của Mỹ.

Tổng cộng có 107.394 người lao động tham gia vào việc xây dựng các kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và các bệnh khác trong suốt 7 thập kỷ qua, ghi chép từ một cơ sở dữ liệu tương tác cho thấy.

Ngoài việc sử dụng các nguồn dữ liệu liên bang, cuộc điều tra của McClatchy cũng dựa trên hơn 100 cuộc phỏng vấn với những người lao động hạt nhân, quan chức chính phủ, các chuyên gia và các nhà hoạt động.

Báo cáo nhấn mạnh rằng, các quan chức Chính phủ Mỹ đã đánh giá quá thấp những ảnh hướng mà lực lượng lao động hạt nhân phải gánh chịu. Ban đầu, chính phủ ước tính, các chương trình bồi thường sẽ ngốn chi phí khoảng 120 triệu USD/năm để trang trải cho khoảng 3.000 nạn nhân. Tuy nhiên, 14 năm sau đó, Chính phủ Mỹ đã chi đến 12 tỷ USD tiền thuế của dân để bù đắp cho hơn 53.000 lao động hạt nhân.

Mặc dù có chi phí khổng lồ, nhưng hồ sơ liên bang cho thấy, chỉ có chưa tới một nửa những người tìm cách đòi bồi thường nhận được sự chấp thuận của Bộ Lao động Mỹ.

Nhiều thập kỷ sau khi nạn nhân đầu tiên của phơi nhiễm phóng xạ được xác định, cuộc điều tra của McClatchy tiết lộ rằng, các tiêu chuẩn an toàn hiện nay đã không làm giảm tỉ lệ phơi nhiễm và tai nạn ở các cơ sở hạt nhân của Mỹ vẫn xảy ra thường ngày.

Trong khi đó, Chính phủ Mỹ đang nỗ lực tìm cách tiết kiệm tiền của bằng việc cắt giảm các kế hoạch y tế, phúc lợi hưu trí của các nhân viên hiện tại và những lao động nghỉ việc vì lý do sức khoẻ. Hơn 186.000 nhân viên hạt nhân đã được tiếp xúc kể từ khi chương trình bồi thường được tạo ra vào năm 2001.

McClatchy thực hiện dự án hợp tác với Quỹ điều tra của Viện Quốc gia Hoa Kỳ - một trung tâm truyền thông phi lợi nhuận ở thành phố New York. Báo cáo này được đưa ra khi Mỹ đang chuẩn bị để nâng cấp kho vũ khí hạt nhân đã già cỗi của mình lên mức khoảng 1 nghìn tỷ USD trong 30 năm tới.

Bảo Nghi (lược dịch từ PressTV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Return to top