Thế giới

IEA: Khủng hoảng năng lượng có thể đe dọa phục hồi kinh tế

ClockThứ Sáu, 15/10/2021 06:57
TTH.VN - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 14/10 nhận định, một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu được dự báo ​​sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ thêm nửa triệu thùng/ngày (bpd), có thể gây ra lạm phát và làm chậm lại sự phục hồi của nền kinh tế thế giới từ đại dịch COVID-19.

EC đề xuất biện pháp giúp châu Âu thoát khỏi khủng hoảng năng lượngEU kêu gọi hỗ trợ người tiêu dùng trong cuộc khủng hoảng năng lượng

Biển báo hết nhiên liệu tại một trạm xăng ở Anh. Ảnh minh họa: ABC News/TTXVN

Gần đây, giá dầu và khí đốt tự nhiên đã tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm, khiến giá điện tăng lên mức kỷ lục, trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt năng lượng lan rộng khắp châu Á và châu Âu.

Trong báo cáo dầu mỏ hàng tháng, IEA cho biết: “Giá than và khí đốt kỷ lục, cũng như tình trạng mất điện luân phiên đang khiến ngành điện và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng chuyển sang sử dụng dầu mỏ để duy trì hoạt động”.

Bên cạnh đó, giá năng lượng cao hơn cũng làm tăng thêm áp lực lạm phát, cùng với tình trạng mất điện, có thể dẫn đến hoạt động công nghiệp thấp hơn và sự phục hồi kinh tế chậm lại.

Hiện nay, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2022 được dự báo sẽ phục hồi trở lại mức trước đại dịch. Cơ quan có trụ sở tại thủ đô Paris (Pháp) cũng đã quyết định điều chỉnh tăng đối với các dự báo nhu cầu cho năm nay và năm 2022, với mức tăng lần lượt là 170.000 thùng/ngày và 210.000 thùng/ngày.

Với báo cáo triển vọng năng lượng hàng năm được công bố trước thềm một hội nghị khí hậu quan trọng dự kiến được tổ chức ở Anh vào tháng tới, IEA cho rằng, sự phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19 là "không bền vững", và xoay quanh quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.

Qua đó, IEA nhấn mạnh, đầu tư vào năng lượng tái tạo cần phải tăng gấp 3 lần vào cuối thập kỷ này, nếu thế giới hy vọng chống lại tình trạng biến đổi khí hậu một cách hiệu quả.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Return to top