Thế giới

EU kêu gọi hỗ trợ người tiêu dùng trong cuộc khủng hoảng năng lượng

ClockThứ Năm, 07/10/2021 10:33
Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng tuyên bố Liên minh châu Âu (EU)cần “hỗ trợ có mục đích” các công dân cũng như các doanh nghiệp nhỏ của EU, vốn là đối tượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nga đe dọa cắt nguồn cung khí đốt cho châu ÂuEU: Năng lượng tái tạo vượt nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu điện năng11 quốc gia EU đạt mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2020

Đường dây truyền tải điện của Công ty điện lực Đức RWE ở Moers. Ảnh: AP/TTXVN

Ngày 6/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã hối thúc các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) giải ngân các quỹ hỗ trợ dành cho những người tiêu dùng chịu ảnh hưởng do việc tăng giá gas và điện tại châu Âu.

Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng, bà Kadri Simson, tuyên bố EU cần “hỗ trợ có mục đích” các công dân cũng như các doanh nghiệp nhỏ của EU, vốn là những đối tượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Phát biểu trước Nghị viện châu Âu cùng ngày, bà Simson cho rằng: “các khoản chi trả trực tiếp cho những người đang gặp nguy cơ cao nhất do thiếu năng lượng, cắt giảm các loại thuế năng lượng, điều chỉnh các loại thuế chung là các biện pháp cần được triển khai ngay lập tức theo đúng các quy định của EU."

Theo bà Simson, chính sách ưu tiên ngay lập tức này có thể giúp giảm nhẹ những tác động xã hội và bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương, qua đó bảo đảm việc thiếu năng lượng sẽ không khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn.

Các doanh nghiệp nhỏ cũng sẽ nhận được hỗ trợ từ nguồn viện trợ quốc gia hoặc được các chính phủ thành viên EU tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các thỏa thuận mang tính dài hạn về tăng sức mua.

Mới đây nhất, Pháp và Tây Ban Nha đã kêu gọi thay đổi các quy định về quản lý các thị trường năng lượng của EU do hóa đơn thanh toán chi phí dành cho năng lượng của người tiêu dùng tại hai nước này đã tăng chóng mặt.

Tình trạng tăng giá năng lượng cũng gây ra áp lực lớn cho nhiều công dân tại EU vốn đã phải chịu những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.

Hiện 27 quốc gia thành viên EU vẫn phải nhập khẩu khoảng 90% lượng khí tự nhiên phục vụ nhu cầu về năng lượng.

Bà Simson cho biết trong tuần tới EC sẽ đưa ra “hộp công cụ” cho các quốc gia EU nhằm triển khai các biện pháp trong ngắn và trung hạn để đối phó với cuộc khủng hoảng giá năng lượng hiện nay.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Xóa sổ “lãng phí thực phẩm”: Chuyện không của riêng ai

Cộng đồng toàn cầu đã công nhận “lãng phí thực phẩm” là một vấn đề quan trọng, được đưa vào Mục tiêu phát triển bền vững 12 (SDG12) về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mục tiêu của SDG12 là giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm toàn cầu ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng vào năm 2030.

Xóa sổ “lãng phí thực phẩm” Chuyện không của riêng ai
Return to top