Thế giới

IHS Markit: Tăng trưởng GDP thực tế toàn cầu dự kiến đạt 5,6% trong năm nay

ClockThứ Sáu, 24/09/2021 07:50
TTH.VN - Sau khi sụt giảm 3,4% vào năm 2020, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của thế giới được dự báo ​​sẽ đạt mức 5,6% trong năm 2021, và 4,5% vào năm 2022, dẫn đầu bởi sự phục hồi mạnh mẽ trong chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh.

Gián đoạn nguồn cung do dịch, hoạt động của các nhà máy trên toàn cầu giảmIMF nới rộng khoảng cách dự báo tăng trưởng giữa các nhóm nước

Sự gián đoạn về chuỗi cung ứng gây ra không ít khó khăn cho ngành công nghiệp ô tô toàn cầu trong năm nay. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN

Trong báo cáo Dự báo Kinh tế Toàn cầu tháng 9 được Công ty phân tích thị trường IHS Markit công bố ngày 23/9, Giám đốc điều hành Bộ phận Kinh tế Toàn cầu của IHS Markit, bà Sara Johnson cho biết, dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2021 đã được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm trong tháng này, do hiệu suất yếu hơn của nền kinh tế Mỹ trong quý III.

Theo bà Sara Johnson, sự mở rộng của nền kinh tế toàn cầu mất đà trong quý III năm 2021, trong bối cảnh những làn sóng mới của đại dịch COVID-19 đã làm suy giảm tâm lý người tiêu dùng và khiến hoạt động sản xuất bị ngừng trệ.

Bên cạnh đó, khi các ca nhiễm COVID-19 mới hiện đang trên xu hướng giảm, và tỷ lệ tiêm chủng đang gia tăng ở hầu hết các khu vực trên thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ được thúc đẩy lên 5-6% vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022, dẫn đầu bởi sự phục hồi mạnh mẽ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, tăng trưởng kinh tế sẽ mở rộng trên khắp châu Mỹ, song sẽ ở mức vừa phải so với tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng ở khu vực Tây Âu trong giữa năm 2021.

“Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức 3,4% vào năm 2023, và 3,2% vào năm 2024 khi những nhu cầu bị dồn nén được thỏa mãn, và các nền kinh tế lớn trở lại tình trạng toàn dụng lao động”, bà Sara Johnson nói thêm.

Ngoài ra, trên toàn cầu, thâm hụt của Chính phủ được dự báo ​​sẽ thu hẹp từ mức 9,4% GDP trong năm 2020, xuống còn 6,4% GDP trong năm nay, và 3,8% GDP vào năm 2022.

“Áp lực lạm phát sẽ làm giảm chi tiêu vào các sản phẩm bị hạn chế về nguồn cung, đồng thời góp phần vào sự gia tăng về lãi suất dài hạn”, bà Sara Johnson lưu ý; đồng thời chỉ ra rằng, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng làm tăng chi phí và trì hoãn tăng trưởng kinh tế.

Cụ thể, các cuộc khảo sát về Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của IHS Markit vào tháng 8 đã cho thấy thời gian giao hàng ở mức cao kỷ lục đối với các nguyên liệu đầu vào sản xuất. Sự chậm trễ về nguồn cung này đang làm tăng giá và kìm hãm sản lượng của nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ô tô, xây dựng, thiết bị công nghiệp và công nghệ.

Theo đó, tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn tiếp tục làm giảm sút sản lượng ô tô toàn cầu, dẫn đến lượng hàng tồn kho của các đại lý bị thiếu hụt và doanh số bán hàng thu hẹp.

Trong một động thái liên quan, các chuyên gia về ô tô của IHS Markit dự báo, sản lượng xe hạng nhẹ toàn cầu, sau khi chứng kiến sự sụt giảm từ mức 89 triệu chiếc vào năm 2019 xuống còn 74,6 triệu chiếc vào năm 2020, sẽ chỉ phục hồi ở mức 75,8 triệu chiếc trong năm nay, và 82,6 triệu chiếc vào năm 2022.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Edge Markets)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top