Thế giới

Gián đoạn nguồn cung do dịch, hoạt động của các nhà máy trên toàn cầu giảm

ClockThứ Năm, 02/09/2021 14:39
TTH.VN - Hoạt động của các nhà máy ở toàn cầu đã mất đà trong tháng 8/2021 do sự bùng phát trở lại của các trường hợp nhiễm COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên thị trường của toàn khu vực, làm dấy lên lo ngại việc sản xuất ngừng trệ sẽ gây thêm tai họa kinh tế do tiêu thụ sụt giảm.

Hoạt động của các nhà máy châu Á giảm mạnhBiến thể Delta làm sâu sắc thêm thách thức về chuỗi cung ứng toàn cầuChâu Á: Các nhà máy bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào tăng và làn sóng lây nhiễm COVID-19Trung Quốc: Hoạt động nhà máy tăng nhanh nhất trong 3 thángTrung Quốc kêu gọi các nhà xuất khẩu thịt khử trùng các lô hàng để phòng COVID-19

Hoạt động của các nhà máy trên toàn cầu trong tháng 8/2021 sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch. Ảnh minh họa: VTV.vn

Nhiều công ty đã báo cáo về những rắc rối trong hậu cần, tình trạng thiếu sản phẩm và khan hiếm lao động khiến giá cả tăng cao.

Các cuộc khảo sát với kết quả đưa ra ngày 1/9 cho thấy Đông Nam Á, trung tâm sản xuất giá rẻ của nhiều công ty toàn cầu đã và đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể như hoạt động của nhà máy ở Việt Nam, Indonesia và Malaysia bị thu hẹp bởi dịch bệnh bùng phát, khiến hoạt động sản xuất phải ngừng lại.

Alex Holmes, nhà kinh tế học phụ trách các nước châu Á mới nổi tại Capital Economics cho biết: “Sự gián đoạn do đại dịch càng tăng thêm khó khăn đối với các nhà sản xuất trong khu vực, bao gồm tình trạng thiếu chất bán dẫn và chi phí vận chuyển cao”.

Trên toàn cầu, trong khi hoạt động của nhà máy ở khu vực đồng Euro vẫn đang diễn ra mạnh mẽ, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) mới nhất đưa ra bởi IHS Markit đã giảm xuống mức 61,8 trong tháng 8, thấp hơn so với mức 62,8 ghi nhận vào tháng 7, dưới mức ước tính ban đầu là 61,5.

Mateusz Urban tại Oxford Economics cho biết: “Bất chấp chỉ số PMI mạnh mẽ, chúng tôi cho rằng so với dự đoán trước đây, vấn đề từ phía nguồn cung kéo dài và áp lực sản xuất liên quan có thể sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để giải quyết”.

Tình trạng sụt giảm của châu Á trái ngược với điều kiện ở châu Âu, nơi các nhà máy chủ yếu được kỳ vọng sẽ duy trì tốc độ mở rộng nhanh chóng khi các nền kinh tế đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao và mở cửa trở lại.

Ghi nhận ở một số quốc gia, đơn cử như tại Anh, nơi các nhà máy cũng phải đối mặt với sự gián đoạn, sản lượng sản xuất ghi nhận trong tháng 8 vừa qua có tăng, song ở mức thấp nhất trong vòng 6 tháng. Mỹ cũng có khả năng hứng chịu sự suy thoái tương tự.

Trong một dấu hiệu đáng lo ngại đối với nền kinh tế toàn cầu, hoạt động của nhà máy Trung Quốc cũng sụt giảm trong tháng 8, lần đầu tiên sau từ một đến một năm rưỡi, do COVID-19 gây ra nhiều hạn chế, nguồn cung tắc nghẽn và giá nguyên liệu thô cao đè nặng lên sản lượng.

Các nhà xuất khẩu Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng chứng kiến hoạt động sản xuất có tốc độ chậm hơn trong tháng 8, dấu hiệu thiếu chip và ngừng hoạt động của nhà máy trong khu vực có thể trì hoãn tiến trình phục hồi bền vững từ sự sụt giảm gây nên do đại dịch.

Các cuộc khảo sát nhấn mạnh, thiệt hại ngày càng lớn của đại dịch ở khu vực Đông Nam Á, nơi số ca nhiễm tăng cao và các biện pháp ngăn chặn tiếp theo đang được áp dụng đã làm tổn hại đến cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất.

Biến thể Delta hoành hành trong khu vực đã khiến cho chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất lớn nhất thế giới phải đau đầu, nhiều trong số đó phụ thuộc vào phụ tùng ôtô và chất bán dẫn được sản xuất tại các thị trường giá rẻ như ở Thái Lan, Việt Nam và Malaysia.

Makoto Saito, chuyên gia kinh tế tại Viện Nghiên cứu NLI cho biết: “Nếu các biện pháp phong tỏa chặt chẽ tiếp tục được áp dụng, Đông Nam Á có thể khó trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu”.

Từng được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng của toàn thế giới, các nền kinh tế mới nổi của châu Á đang tụt hậu so với các nền kinh tế tiên tiến trong tiến trình phục hồi sau đại dịch. Đây là hậu quả gây nên do những thách thức đang gặp phải trong triển khai tiêm chủng và sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm biến thể Delta làm ảnh hưởng đến tiêu dùng và sản xuất của nhà máy.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Return to top