Thế giới

IMF: Biến thể Omicron có thể kéo giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

ClockChủ Nhật, 05/12/2021 07:41
TTH.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có khả năng sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do biến thể Omicron mới của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19, Hãng Thông tấn Reuters ngày 4/12 dẫn lời người đứng đầu của tổ chức này cho biết.

Không có bằng chứng biến thể Omicron sẽ gây tử vong nhiều hơn"Vũ khí" diệt biến chủng Omicron có thể "trình làng" vào đầu năm sauBiến thể Omicron lây lan rộng khắp thế giới

Tổng Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại một cuộc họp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Biến thể Omicron đã nhanh chóng lan rộng đến ít nhất 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kể từ khi biến thể này được báo cáo lần đầu tiên ở Nam Phi hồi tuần trước. Bên cạnh đó, nhiều Chính phủ đã thắt chặt các quy tắc đi lại nhằm cố gắng ngăn chặn biến thể Omicron.

Tổng Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva cho rằng: “Một biến thể mới có thể lây lan rất nhanh chóng có khả năng làm giảm niềm tin”.

Trong khi đó, các khu vực ở châu Âu và Mỹ đang phải vật lộn với một làn sóng lây nhiễm của biến thể Delta. Biến thể Omicron mới có thể gây thêm nhiều vấn đề hơn nữa cho các nền kinh tế vẫn đang cố gắng thoát khỏi các đợt phong toả và tình trạng gián đoạn liên quan đến đại dịch COVID-19.

Dù vậy, vẫn còn nhiều điều chưa rõ về biến thể Omicron. Nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Soumya Swaminathan cho hay, biến thể Omicron lây lan nhanh sẽ phải trở nên dễ lây lan hơn để vượt biến thể Delta, vốn chiếm đến 99% các ca nhiễm hiện nay.

Qua đó, bà Soumya Swaminathan lưu ý: "Chúng ta cần phải chuẩn bị và thận trọng, không hoảng loạn, bởi vì chúng ta đang ở trong một tình thế khác so với một năm trước".

Trong một động thái liên quan, Giám đốc các trường hợp khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan nói thêm, không có bằng chứng cho thấy các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện có cần phải được điều chỉnh để chống lại biến thể Omicron. Trong khi đó, các quan chức nên tiếp tục nỗ lực để tiêm các loại vaccine hiện có cho nhiều người hơn.

“Chúng ta cần tập trung vào việc đưa những người có nguy cơ cao nhất đi tiêm phòng", ông Mike Ryan nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo của Liên Hiệp Quốc tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), phát ngôn viên của WHO, ông Christian Lindmeier cho rằng, các nhà sản xuất vaccine cần chuẩn bị cho khả năng phải điều chỉnh các sản phẩm của họ.

Về phần mình, ông Ugur Sahin, Giám đốc điều hành BioNTech của Đức, đơn vị sản xuất vaccine ngừa COVID-19 cùng Công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ khẳng định, công ty này sẽ có thể điều chỉnh các mũi tiêm tương đối nhanh chóng.

Cũng theo ông Ugur Sahin, các loại vaccine hiện tại sẽ tiếp tục cung cấp khả năng bảo vệ chống lại tình trạng bệnh nặng, bất chấp các đột biến. “Tôi tin rằng về lý thuyết, vào một thời điểm nhất định, chúng ta sẽ cần có một loại vaccine mới để chống lại biến thể mới này”, Giám đốc điều hành BioNTech nhận định.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top