Thế giới

IMF: Cần cải cách hệ thống thuế để đảm bảo phục hồi kinh tế

ClockChủ Nhật, 12/07/2020 18:03
TTH - Tờ UN News ngày 12/7 dẫn nguồn tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19, các hệ thống thuế cần được cải cách, giảm tình trạng tránh thuế và trốn thuế, nhằm đảm bảo sự phục hồi của nền kinh tế.

IMF: Tăng trưởng châu Á – Thái Bình Dương rơi vào bế tắc trong năm 2020IMF: Kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2021

Người dân xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ đại dịch COVID-19 ở Peru. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Thuế chi trả cho nhiều dịch vụ cơ bản cho các xã hội trên toàn thế giới, chẳng hạn như trường học, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội. Nguồn tiền được huy động thông qua hệ thống thuế đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo các dịch vụ này được duy trì trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp đóng cửa và hàng triệu người mất việc, doanh thu thuế giảm mạnh.

Trong ngắn hạn, các chính phủ đã tập hợp các gói kích thích kinh tế, và một loạt biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. IMF đang đi theo những nỗ lực này, từ gói hỗ trợ Liên minh châu Âu trị giá 540 tỷ USD, bao gồm nguồn tài trợ để giúp các quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất; đến chương trình tiền mặt tại Campuchia… Đồng thời, IMF cũng đưa ra gói tài trợ khẩn cấp COVID-19, nhất là cho các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. IMF đã cung cấp khoảng 250 tỷ USD cho khoảng 77 quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, về lâu dài hơn, những biện pháp này sẽ không đủ để khắc phục nhiều vấn đề tiềm ẩn của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm sự bất bình đẳng gia tăng trong các quốc gia...

Cách tiếp cận tiến bộ

Bà Victoria Perry, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính của IMF, đồng thời là một chuyên gia về thuế, nói với Tờ UN News rằng, trong việc lập kế hoạch phục hồi sau đại dịch, các quốc gia cần xem xét việc xử lý sự bất bình đẳng bằng cách thực hiện các hệ thống thuế tiến bộ hơn: "Điều này có nghĩa là thuế suất trung bình tăng, cùng với thu nhập".

Trước khi xảy ra đại dịch, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn vốn đã là một nguyên nhân gây quan ngại. Trong khi sự bất bình đẳng giảm giữa các quốc gia, bất bình đẳng bên trong các quốc gia dường như đang gia tăng. Đối với bà Victoria Perry và IMF, thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò hàng đầu, khi nói đến việc xác định sự tiến bộ của hệ thống thuế.

Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính của IMF, một lựa chọn khác cho một số quốc gia đang phát triển, vốn gặp khó khăn trong việc gia tăng và thực thi thuế thu nhập cá nhân, là xem xét đánh thuế tài sản.

“Chúng ta đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế khổng lồ và các quốc gia đang phải thực hiện sự điều chỉnh lớn đối với nền kinh tế của họ. Nhưng sự bất bình đẳng cũng là một vấn đề toàn cầu rất lớn. Đây cũng là cơ hội để thay đổi các hệ thống thuế tốt hơn, giúp chúng công bằng hơn, và thúc đẩy hoạt động kinh tế ít gây ô nhiễm hơn, ít bị chi phối bởi các ngành công nghiệp có lượng khí thải carbon lớn, và bền vững hơn”, bà Victoria Perry nói thêm.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top