Thế giới

IMF: Tăng trưởng châu Á – Thái Bình Dương rơi vào bế tắc trong năm 2020

ClockThứ Năm, 16/04/2020 14:47
TTH.VN - Tờ Japan Times dẫn nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ chậm lại vào năm 2020, điều vốn chưa bao giờ xảy ra trong vòng 60 năm qua.

IMF lập ủy ban tư vấn chính sách cho các nước ảnh hưởng vì COVID-19IMF: Thế giới đã bước vào giai đoạn khủng hoảngIMF: Kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2021IMF và WB điều chỉnh kế hoạch tổ chức Hội nghị mùa Xuân trước sự lây lan của COVID-19IMF: COVID-19 có thể gây thiệt hại cho tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020

Tăng trưởng châu Á – Thái Bình Dương rơi vào bế tắc trong năm 2020. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên

Ông Changyong Rhee – Giám đốc IMF khu vực châu Á – Thái Bình Dương kêu gọi chính phủ của tất cả các quốc gia trong khu vực triển khai toàn bộ các chính sách để hỗ trợ nền kinh tế của mình trong mùa dịch COVID-19 này, bao gồm cả phương án liên quan đến các thỏa thuận song phương và đa phương.

Theo ông Rhee, 17 quốc gia trong khu vực hiện bày tỏ sự quan tâm đến 2 công cụ tài chính khẩn cấp của IMF là thấu chi tín dụng nhanh và công cụ tài chính nhanh.

Từ báo cáo của IMF, có thể thấy rằng cú đánh từ dịch COVID-19 đang để lại hậu quả tồi tệ hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng khác. Vì vậy, các biện pháp liên quan đến dòng vốn nên được tính toán để đảm bảo sự ổn định bên ngoài và bảng cân đối của ngân hàng trung ương nên được sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

“Đây không phải là thời gian để các triển khai các hoạt động kinh doanh như bình thường. Các quốc gia châu Á cần sử dụng tất cả các công cụ chính có trong bộ công cụ của mình. Khi làm như vậy, đương nhiên sự thay đổi trong các chính sách sẽ là điều không thể tránh khỏi và điều này sẽ phụ thuộc vào không gian chính sách”, Giám đốc Rhee cho hay.

Được biết, trong báo cáo triển vọng kinh tế đầu tiên được IMF công bố kể từ sau đại dịch COVID-19 làm đóng cửa các nền kinh tế lớn, IMF ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm nay, hoàn toàn trái ngược so với dự đoán đưa ra trước đó là nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến mức tăng 3,3%.

Cho đến năm 2021, một hy vọng có thể đặt ra là: Nếu các chính sách ngăn chặn đại dịch đạt thành công, chúng ta sẽ nhìn thấy dấu hiệu phục hồi trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, không chắc chắn là tình hình trong năm nay sẽ tiến triển thế nào, ông Rhee nói thêm.

Trong một thông tin có liên quan, vị lãnh đạo nhận định rằng châu Á sẽ chỉ phục hồi khi thế giới cũng phục hồi. Viễn cảnh châu Á tự phục hồi sẽ khó mà xảy ra được.

Cập nhật tình hình dịch bệnh trên toàn cầu, tính đến 14h23p ngày 16/4 theo giời Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 2 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó bao gồm 134.685 người tử vong và 515.475 ca đã phục hồi. Ba quốc gia có số ca nhiễm cao hất vẫn lần lượt là Mỹ, Tây Ban Nha và Italy.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top