Thế giới

IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á

ClockThứ Năm, 21/10/2021 10:27
TTH - Hãng Thông tấn Reuters ngày 20/10 đưa tin, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa quyết định hạ dự báo tăng trưởng kinh tế đối với khu vực châu Á trong năm nay, đồng thời cảnh báo làn sóng các ca nhiễm COVID-19 mới, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát sẽ gây ra những rủi ro giảm đối với triển vọng tăng trưởng.

IMF: Nền kinh tế châu Á năm 2020 sẽ giảm tăng trưởng nhiều hơn so với dự báo

Công nhân làm việc trong một dây chuyền sản xuất hàng hóa xuất khẩu tại tỉnh Bắc Giang. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong báo cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực, IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của châu Á xuống còn 6,5%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra trước đó hồi tháng 4, do sự tăng vọt của các ca nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, tác động đến tiêu dùng và sản lượng nhà máy.

Ngoài ra, IMF cũng đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực này cho năm 2022 lên mức 5,7%, từ mức 5,3% được đưa ra hồi tháng 4, phản ánh sự tiến triển trong các chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

Mặc dù châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới, nhưng “sự phân hóa giữa các nền kinh tế tiên tiến châu Á với thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển ngày càng sâu sắc”, báo cáo của IMF lưu ý thêm.

Cũng theo IMF, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 8% trong năm 2021, và 5,6% vào năm 2022; tuy nhiên, sự phục hồi vẫn “không cân bằng” khi các đợt bùng phát COVID-19 và chính sách thắt chặt tài chính đè nặng lên tiêu dùng. Trong quý III, nền kinh tế của quốc gia này đã đạt tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong một năm, nhấn mạnh thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ mở rộng 9,5% trong năm nay, trong khi các nền kinh tế tiên tiến như Australia, Hàn Quốc, New Zealand và Đài Loan được hưởng lợi từ sự bùng nổ hàng hóa và công nghệ cao.

Dù vậy, các quốc gia ASEAN-5 (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) vẫn phải đối mặt với “những thách thức nghiêm trọng” từ dịch bệnh COVID-19 và mức tiêu thụ dịch vụ yếu kém. “Trong những tháng tới, các làn sóng lây nhiễm mới tiếp tục là mối lo ngại lớn nhất”, tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu lưu ý thêm.

Trong khi các dự báo lạm phát “nhìn chung ổn định” ở châu Á, giá cả hàng hóa và chi phí vận chuyển cao hơn, cùng với sự gián đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu đang làm gia tăng lo ngại về lạm phát kéo dài.

Qua đó, IMF cho rằng, hầu hết các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á cần phải duy trì hỗ trợ tiền tệ, nhằm đảm bảo sự phục hồi lâu dài; tuy nhiên, các ngân hàng trung ương nên có sự chuẩn bị để hành động nhanh chóng nếu sự phục hồi tăng nhanh so với hơn dự kiến, ​​hoặc nếu dự báo lạm phát gia tăng.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Return to top