Thế giới

IMF cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu

ClockThứ Năm, 27/01/2022 10:13
TTH.VN - Biến thể Omicron đã và đang tạo ra chướng ngại vật đối với nền kinh tế toàn cầu, làm tăng trưởng chậm lại trong năm nay, đặc biệt là ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhấn mạnh trong bản cập nhật hàng quý về Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) cho biết.

IMF cảnh báo về triển vọng ảm đạm cho các nền kinh tế đang phát triểnIMF hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu khi đại dịch vẫn còn phức tạpTriển vọng cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - ASEANIMF nới rộng khoảng cách dự báo tăng trưởng giữa các nhóm nướcBất bình đẳng vaccine gây rủi ro cho phục hồi kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2022 do ảnh hưởng của biến thể Omicron. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN/Vietnam+

Dự báo chung giảm cho nền kinh tế toàn cầu

Quỹ IMF đã cắt giảm dự báo GDP của nền kinh tế thế giới cho năm 2022 xuống còn 4,4%, thấp hơn 0,5% so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 10/2021. Đây là kết quả do những “trở ngại” từ đợt bùng dịch gần đây nhất gây ra, mặc dù những trở ngại này sẽ bắt đầu giảm dần trong quý II và quý III của năm 2022.

Theo đó, triển vọng vẫn bị phủ mờ bởi những rủi ro, bao gồm căng thẳng địa chính trị và giá cả gia tăng, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Khả năng cao tình hình này sẽ kéo dài hơn so với trước đây.

Sau sự phục hồi vững chắc vào năm 2021, khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng ước tính 5,9%, IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng đối với gần như mọi quốc gia – với Ấn Độ là một ngoại lệ đáng chú ý. Song, sự tụt hạng của Mỹ và Trung Quốc là có tác động lớn nhất.

“Những vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm 2022. Tác động tiêu cực giảm dần từ quý II, với giả định rằng mức độ lây nhiễm của biến thể Omicron trên toàn thế giới sẽ giảm bớt và virus cũng không đột biến thành các biến thể mới, đòi hỏi phải hạn chế hơn nữa về khả năng đi lại”, bản báo cáo ghi rõ.

Bên cạnh những dự báo này, Quỹ IMF một lần nữa nhấn mạnh, kiểm soát đại dịch là rất quan trọng đối với triển vọng kinh tế. Cần thúc đẩy tiến trình tiêm chủng rộng rãi ở các quốc gia đang phát triển, ngay cả khi các nền kinh tế tiên tiến đã chuyển sang giai đoạn triển khai tiêm chủng các mũi vaccine tăng cường cho nhóm dân số có nguy cơ cao của họ.

Nhận định về vấn đề này, bà Gita Gopinath, Phó Tổng Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trả lời phóng viên các báo rằng: “Hợp tác quốc tế mạnh mẽ và hiệu quả cần đảm bảo rằng đây là năm thế giới thoát khỏi sự kìm kẹp của đại dịch”.

Theo bà Gita Gopinath, thiệt hại kinh tế tích lũy do đại dịch gây ra trong suốt 5 năm, đến năm 2024 dự kiến sẽ chạm mốc tổng cộng gần 14 nghìn tỷ USD.

Dự báo Mỹ và Trung Quốc giảm tăng trưởng sâu

Với việc kế hoạch chi tiêu xã hội khổng lồ của Tổng thống Mỹ Joe Biden bị đình trệ tại Quốc hội, IMF đã giảm dự đoán tăng trưởng đối với nền kinh tế Mỹ trong năm 2022 này.

Cùng với những khó khăn trong chuỗi cung ứng đã và đang bao vây các doanh nghiệp và sản xuất của Mỹ, những yếu tố này đã làm giảm 1,2% điểm của GDP và dừng lại ở mức dự đoán sẽ tăng 4% trong năm nay.

Mặc dù đây là tỷ lệ cao trong lịch sử đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng nhìn chung, vẫn là tỷ lệ chậm hơn so với mức tăng 5,6% của năm 2021.

Trong khi đó, “chính sách Zero COVID nghiêm ngặt” của Trung Quốc góp phần làm suy giảm mức tăng trưởng của cường quốc châu Á này và quỹ IMF cũng đã cắt giảm 0,8% của mức tăng trưởng dự kiến trong năm nay của Trung Quốc xuống còn 4,8%.

Trả lời phóng viên báo AFP, bà Gita Gopinath cho biết, đã đến lúc Bắc Kinh phải “hiệu chỉnh lại” lập trường nghiêm khắc của mình bởi nó có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, đặc biệt là tiêu dùng tư nhân.

Ngoài Mỹ và Trung Quốc, các nền kinh tế lớn khác bị tụt hạng mạnh trong bối cảnh đại dịch bao gồm Đức bị sụt giảm 0,8%; Brazil và Mexico dự đoán giảm tăng trưởng 1,2%.

Tuy nhiên, Ấn Độ lại chứng kiến mức tăng trưởng cao hơn 0,5%, chạm mốc tăng trưởng 9% và Nhật Bản cũng chứng kiến sự cải thiện, dù khiêm tốn hơn với mức tăng 3,3%, quỹ IMF cho biết.

Triển vọng toàn cầu cho năm 2023 sẽ có phần được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn không đủ để bù đắp cho những gì đã mất bởi giảm tăng trưởng ghi nhận trong năm 2022 này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top