Thế giới

IMF cảnh báo về triển vọng ảm đạm cho các nền kinh tế đang phát triển

ClockThứ Tư, 13/10/2021 15:02
TTH.VN - Ảnh hưởng liên tục của đại dịch COVID-19 và những thách thức, thiếu sót trong tiến trình phân phối vaccine COVID-19 trên thế giới đang ngày càng làm trầm trọng thêm khoảng cách kinh tế và làm mờ đi triển vọng kinh tế đối với các quốc gia đang phát triển, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông tin.

IMF nới rộng khoảng cách dự báo tăng trưởng giữa các nhóm nướcKinh tế thế giới giảm tăng trưởng 4% do ảnh hưởng của đại dịchIMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020 trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giớiIMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019IMF kêu gọi hành động hợp tác để xoa dịu rủi ro ngăn cản đà tăng trưởng toàn cầu

Báo cáo của IMF cho thấy kinh tế toàn cầu sẽ giảm tăng trưởng xuống còn 5,9% trong năm 2021, trước khi chậm lại và chạm mức 4,9% vào năm 2022. Ảnh minh họa: IMF/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục diễn ra khi sự phục hồi được củng cố trên diện rộng. Nhưng các số liệu tổng thể lại cho thấy sự tụt dốc lớn và các cuộc đấu tranh vẫn đang diễn ra ở một số quốc gia.

Nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Gita Gopinath cho biết: “Triển vọng của nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp đã và đang mờ đi đáng kể, gây nên bởi ảnh hưởng ngày càng tồi tệ của đại dịch COVID-19”.

Với nhận định trên, nhà kinh tế trưởng của IMF cảnh báo những thất bại này sẽ để lại tác động lớn đến tiến trình phục hồi mức sống, một đợt suy thoái do đại dịch kéo dài có thể làm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu giảm 5,2 nghìn tỷ USD tích lũy trong vòng 5 năm tới.

Trong khi đó, các nền kinh tế tiên tiến lại phải đối mặt với “những triển vọng ngắn hạn khó khăn hơn... một phần do sự gián đoạn nguồn cung”.

Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, điều này đe dọa có nguy cơ đẩy giá lên cao, đặc biệt là ở Mỹ, nền kinh tế có mức tăng trưởng trong năm nay sẽ chậm hơn so với dự báo.

Cùng với đó, báo cáo của IMF cũng cho thấy kinh tế toàn cầu sẽ giảm tăng trưởng xuống còn 5,9% trong năm 2021 này, chỉ thấp hơn một chút so với dự báo đưa ra hồi tháng 7 là 6%, trước khi chậm lại và chạm mức 4,9% vào năm 2022.

Cần phải nhìn nhận rằng các đợt bùng dịch, nhiễm bệnh do biến thể Delta của COVID-19 gây ra, kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn đáng kể tại các quốc gia đang phát triển, cộng thêm tắc nghẽn nguồn cung đã và đang làm chậm, hoặc đẩy lùi tiến độ phục hồi ở nhiều nền kinh tế.

“Sự phân hóa nguy hiểm về triển vọng giữa các quốc gia vẫn là một mối quan tâm lớn”, nhà kinh tế trưởng của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Gita Gopinath cho biết trong một bài đăng trên blog về những dự báo mới.

Theo đó, các nền kinh tế tiên tiến dự kiến sẽ quay trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch vào năm 2022 và đến năm 2024 sẽ vượt quá 0,9% so với xu hướng tiền đại dịch. Tuy nhiên, tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, sản lượng “dự kiến đến năm 2024 vẫn thấp hơn 5,5% so với mức dự báo tiền đại dịch”.

Đối mặt với sự nguy hiểm của những vết sẹo lâu dài, chính sách trước mắt phải đặt ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu rằng đến cuối năm 2021 sẽ hoàn thành tiêm chủng đầy đủ cho ít nhất 40% dân số ở tất cả các quốc gia, sau đó tăng lên thành 70% vào giữa năm 2022.

Trong tất cả các quốc gia, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới đã được hưởng lợi từ những chính sách kích thích tài chính lớn. Tuy nhiên, biến thể Delta và những tác động khủng khiếp của nó đã làm suy yếu tiến độ và IMF cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ cho năm nay xuống còn 6%, giảm 1% so với số liệu dự đoán đưa ra hồi tháng 7.

Đến năm 2022, tăng trưởng của Mỹ được dự đoán sẽ chậm lại, đạt mức 5,2%. Tuy nhanh hơn một chút so với dự báo đưa ra trước đó, song các nhà hoạch định chính sách sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng tinh tế, nhất là khi rủi ro tăng lạm phát và việc làm phát triển chậm lại.

Bà Gita Gopinath trả lời phóng viên rằng trong khi lạm phát có thể “sẽ trở lại mức bình thường” vào giữa năm 2022 ở hầu hết các quốc gia, điều này sẽ mất nhiều thời gian hơn ở Mỹ.

Nhà kinh tế trưởng cũng thông tin thêm: “Có một sự không chắc chắn to lớn mà IMF chưa bao giờ chứng kiến” khi bà lưu ý về tình trạng thiếu lao động đang xảy ra đối với  các nhà tuyển dụng. Vấn đề xuất hiện ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp cao và cung không đủ cầu.

Đối diện với nhiều thách thức, chính sách tiền tệ cần phải đi đúng hướng, giải quyết tốt lạm phát và rủi ro tài chính, cũng như hỗ trợ cho tiến trình phục hồi kinh tế, bà Gita Gopinath nhấn mạnh.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách sử dụng người tài: Lịch sử và vấn đề đặt ra

Phát hiện, tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc đặt ra những chính sách kịp thời, phù hợp hơn để thu hút và trọng dụng nhân tài là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách sử dụng người tài Lịch sử và vấn đề đặt ra
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Return to top