Thế giới

IMF lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng toàn cầu

ClockThứ Tư, 31/03/2021 21:33
TTH - Trang CNBC ngày 31/3 dẫn nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thậm chí còn lạc quan nhiều hơn về tăng trưởng toàn cầu trong năm 2021 này, tuy nhiên vẫn khẳng định rằng “sự không chắc chắn” vẫn đang còn tồn tại.

IMF: Các nước thu nhập thấp đang đối mặt với “một thế hệ nhiều mất mát”

Gói kích thích tài chính của Mỹ và tốc độ tiêm chủng được đẩy nhanh đã thúc đẩy triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

Trở lại báo cáo vào tháng 1, IMF đã đưa ra một tín hiệu lạc quan trong các dự báo kinh tế toàn cầu của mình, trong đó ước tính GDP sẽ rơi vào khoảng 5,5% trong năm nay. Vào thời điểm đó, mức dự báo này vốn đã tăng 0,3% so với những dự báo trước. Tuy nhiên, kế hoạch kích thích tài chính khổng lồ của Tổng thống Mỹ Joe Biden và việc triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 được cải thiện trong 3 tháng qua thậm chí đã khiếm IMF có thể tự tin hơn nữa về thời gian còn lại của năm.

Được biết, đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành gói kích thích tài chính trong đó hỗ trợ cung cấp các khoản thanh toán trực tiếp lên đến 1.400 tỷ USD cho hầu hết người dân Mỹ. Chương trình cũng được kỳ vọng sẽ có tác động tốt, hỗ trợ nền kinh tế thế giới. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng ước tính dự luật có để giúp tăng thêm 1% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm nay.

Cùng lúc đó, tỷ lệ tiêm chủng trên khắp thế giới cũng đang tăng nhanh. Đầu tuần này, Tổng thống Joe Biden cho biết rằng đến ngày 19/4,  90% người trưởng thành ở Mỹ sẽ đủ điều kiện tiêm vaccine COVID-19. Tại Anh, nước này cũng có kế hoạch tiêm chủng vaccine COVID-19 người những người đủ điều kiện vào cuối tháng 7 và châu Âu cũng đang kỳ vọng 70% người trưởng thành của khối sẽ được tiêm chủng vào mùa hè 2021.

Bên cạnh những tín hiệu tốt, IMF cũng cảnh báo về một trong những rủi ro đối với triển vọng là sự không chắc chắn cao gây nên bởi đại dịch, bao gồm sự xuất hiện và lây lan của các biến thể mới. Thêm vào đó, tốc độ phục hồi kinh tế không đồng đều cũng đang diễn ra.

“Mặc dù về tổng thể, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đã được cải thiện, nhưng triển vọng đang phân hóa một cách nguy hiểm, không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn giữa các quốc gia và khu vực. Trên thực tế, những gì chúng ta chứng kiến là sự phục hồi đa tốc độ. Một số nước – chỉ một nhóm nhỏ - sẽ đạt GDP vượt qua mức tiền đại dịch vào cuối năm 2021. Nhưng đây chỉ là các trường hợp ngoại lệ”.

Do đó, IMF khuyến khích các quốc gia tăng cường sản xuất, phân phối và triển khai vaccine. Chính sách tài khóa nới lỏng và đầu tư vào chính sách thân thiện với khí hậu cũng nên được xem xét đến.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva chia sẻ: “Đây là cách mà chúng tôi có thể bảo vệ sức khỏe của mọi người và đẩy nhanh tiến trình phục hồi. Chấm dứt khủng hoảng y tế này nhanh hơn có thể tăng thêm gần 9 nghìn tỷ USD vào GDP toàn cầu vào năm 2025. Nhưng cơ hội đang đóng lại khá nhanh. Càng mất nhiều thời gian để tăng tốc độ sản xuất và tiêm chủng vaccine, các khó đạt được những thành tựu này”

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Return to top