Thế giới

IMF: Các nước thu nhập thấp đang đối mặt với “một thế hệ nhiều mất mát”

ClockThứ Bảy, 06/02/2021 15:26
TTH.VN - Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva thông tin với giới báo chí rằng 50% các nước đang phát triển có nguy cơ tụt hậu hơn nữa. Điều này làm gia tăng lo ngại về sự ổn định và bất ổn xã hội.

CNBC: Việt Nam là nền kinh tế hoạt động hàng đầu châu Á trong đại dịchChi tiêu đồng bộ vào cơ sở hạ tầng của G20 sẽ thúc đẩy sản lượng toàn cầuHội nghị thượng đỉnh G20 khai mạc hôm nayIMF: Nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhưng có thể mất đàIMF kêu gọi ASEAN đoàn kết chung tay phục hồi nền kinh tế

Thiếu hỗ trợ cần thiết, các nước thu nhập thấp đang đối mặt với một thế hệ nhiều mất mát. Ảnh minh họa: Tạp chí Công Thương

Để ngăn chặn những vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra, bà Kristalina Georgieva cho biết, những quốc gia giàu có và các tổ chức quốc tế nên thúc đẩy hành động hỗ trợ nhiều hơn nữa. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cũng kêu gọi các quốc gia có nhiều nợ nên tìm cách tái cơ cấu nợ sớm và thúc đẩy các điều kiện để tăng trưởng.

“Năm ngoái, trọng tâm chính là sự phong tỏa quy mô lớn. Song năm nay, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ xảy ra sự phân kỳ và khác biệt lớn”, bà Kristalina cho hay.

Theo bà, những thất bại về mức sống ở các nước đang phát triển sẽ khiến mục tiêu về việc đạt được sự ổn định và an ninh cho phần còn lại của thế giới trở nên khó khăn hơn nhiều.

Bà Kristalina nhấn mạnh: “Rủi ro là gì? Là bất ổn xã hội. Bạn có thể gọi đó là một thế kỷ mất mát. Đó có thể là một thế hệ chịu nhiều tổn thất”.

Được biết, các nền kinh tế tiên tiến đã chi trung bình khoảng 24% GDP cho các biện pháp hỗ trợ trong thời kỳ đại dịch. Con số này cao hơn gấp nhiều lần so với mức 6% ở các thị trường mới nổi và 2% ở các nước thu nhập thấp.

Hiện, những nỗ lực tiêm chủng là không đồng đều với các nước đang phát triển khi phải đối mặt với những “khó khăn to lớn”, cùng lúc, các quỹ phát triển chính thức cũng đang đi xuống.

Chính vì vậy, chúng ta phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảo ngược sự phân kỳ nguy hiểm này. Thêm vào đó, các nước đang phát triển cũng có thể bỏ lỡ một sự thay đổi lớn đang diễn ra để hướng đến các nền kinh tế kỹ thuật số nhanh hơn và xanh hơn.

Trong một thông tin có liên quan, vị tổng giám đốc cho biết, việc tăng tốc độ tiêm chủng có thể giúp tạo ra thêm 9 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025, với 60% lợi ích thuộc về các nước đang phát triển.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Giúp người nghèo an cư, ổn định cuộc sống

Cùng với các hoạt động trao quà hay hỗ trợ các mô hình sinh kế nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo có việc làm, tăng thu nhập, từ đầu năm đến nay, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn TP. Huế huy động nguồn lực, hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, giúp người dân an cư, ổn định cuộc sống.

Giúp người nghèo an cư, ổn định cuộc sống
Return to top