Thế giới

IMF, WB, WFP và WTO kêu gọi hành động khẩn cấp về an ninh lương thực

ClockThứ Năm, 14/04/2022 10:03
TTH.VN - Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp quốc (WFP) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm qua (13/4) đã lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp, phối hợp về an ninh lương thực và kêu gọi các nước tránh cấm xuất khẩu lương thực hoặc phân bón.

Ngân hàng Thế giới: Một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mới đang hình thànhThế giới đang đứng trên “bờ vực” của nhiều khủng hoảngCOVID-19: Thế giới có khả năng đối mặt với khủng hoảng lương thực

Bốn tổ chức thế giới kêu gọi hành động phối hợp để giải quyết các mối đe dọa ngày càng tăng về an ninh lương thực. Ảnh minh hoạ: Getty Image

Trong một tuyên bố chung được đưa ra trước thềm Cuộc họp mùa xuân của IMF và nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ diễn ra vào tuần tới, các nhà lãnh đạo của bốn tổ chức cảnh báo rằng căng thẳng ở Ukraine đang làm tăng thêm áp lực hiện có từ cuộc khủng hoảng COVID-19, trong khi biến đổi khí hậu và sự mong manh ngày một gia tăng, cộng với xung đột đe dọa hàng triệu người trên toàn thế giới.

Giá các mặt hàng chủ lực tăng mạnh và nguồn cung thiếu hụt đã gây áp lực lên các hộ gia đình. Mối đe dọa lớn nhất đối với các quốc gia nghèo nhất có tỷ trọng tiêu thụ lớn từ nhập khẩu thực phẩm, nhưng tình trạng dễ bị tổn thương cũng đang gia tăng nhanh chóng ở các quốc gia có thu nhập trung bình, nơi chiếm đa số người nghèo trên thế giới. Các ước tính của WB cảnh báo rằng cứ mỗi lần giá lương thực tăng 1 điểm phần trăm, 10 triệu người sẽ rơi vào cảnh nghèo cùng cực trên toàn cầu.

Các cuộc khủng hoảng kép có thể làm gia tăng căng thẳng xã hội ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng, nhất là những quốc gia vốn đã manh nha hoặc bị ảnh hưởng bởi xung đột, các tổ chức đa phương này cảnh báo.

Việc tăng giá lương thực càng trở nên trầm trọng hơn do giá khí đốt tự nhiên, một thành phần chính của phân đạm tăng mạnh, có thể đe dọa việc sản xuất lương thực ở nhiều nước. “Giá phân bón tăng cùng với việc cắt giảm đáng kể nguồn cung toàn cầu có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất lương thực ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả các nhà sản xuất và xuất khẩu lớn, những người phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu phân bón”, lãnh đạo các tổ chức nhấn mạnh.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng bày tỏ lo ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng an ninh lương thực, lưu ý rằng hơn 275 triệu người trên toàn thế giới đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. 

Được biết, Cuộc họp Mùa xuân sắp tới sẽ bao gồm các bộ trưởng từ các nền kinh tế lớn G7 và G20, các quan chức từ IMF, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), cũng như các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu về an ninh lương thực và nông nghiệp. Theo người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ, sự kiện này sẽ thu hút sự chú ý đến các khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng an ninh lương thực đang ngày càng tồi tệ, đồng thời thúc giục các tổ chức tài chính quốc tế đẩy nhanh và tăng cường các phản ứng để hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng.

Bộ trưởng Yellen cho biết bà sẽ có cuộc gặp các nhà lãnh đạo khác vào tuần tới để thảo luận về các giải pháp khả thi và nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư dài hạn hơn để giải quyết các lỗ hổng trong hệ thống thực phẩm.

Trong tuyên bố chung của mình, bốn nhà lãnh đạo của các tổ chức hàng đầu đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp nguồn cung lương thực khẩn cấp cho các nước dễ bị tổn thương, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững và an ninh dinh dưỡng, song song với việc giữ cho dòng chảy thương mại thông thoáng.

Về phần mình, các tổ chức này cam kết sẽ đẩy mạnh các chính sách và hỗ trợ tài chính tương ứng để giúp đỡ các quốc gia và hộ gia đình dễ bị tổn thương và giảm thiểu áp lực cán cân thanh toán.

Bốn tổ chức cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp hỗ trợ các nhu cầu cấp thiết về tài chính, bao gồm cả thông qua các khoản tài trợ, nhằm cung cấp thực phẩm ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các hộ nông dân nhỏ đang phải đối mặt với giá đầu vào cao hơn.

Theo các nhà lãnh đạo của IMF, WB, WFP và WTO, điều quan trọng là phải giữ cho thương mại cởi mở và tránh các biện pháp hạn chế như cấm xuất khẩu thực phẩm hoặc phân bón, đặc biệt là sự cần thiết phải ngăn chặn bất kỳ hạn chế nào đối với việc mua thực phẩm nhân đạo của Chương trình Lương thực Thế giới.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới

Nền tảng đầu tư tác động y tế mới, một quan hệ đối tác mang tính bước ngoặt giữa các ngân hàng phát triển đa phương, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ giải quyết nhu cầu cấp thiết về các nỗ lực phối hợp nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu ở những cộng đồng dễ bị tổn thương và chưa được phục vụ đầy đủ, qua đó giúp xây dựng khả năng phục hồi nhanh trước các mối đe dọa.

WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới
Return to top