Thế giới

Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023

ClockThứ Ba, 31/01/2023 21:07
TTH.VN - Tổng thống Indonesia Joko Widodo vừa có bài phát biểu khai mạc tại sự kiện Khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia, qua đó ông bày tỏ tin tưởng với cương vị Chủ tịch của khối trong năm nay, các quốc gia thành viên ASEAN sẽ tiếp tục đóng góp và đưa ra các giải pháp tích cực cho thế giới trong bối cảnh toàn cầu còn nhiều thách thức, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

ASEAN dưới quyền Chủ tịch của Campuchia 2022 và kỳ vọng vào tân Chủ tịch Indonesia năm 2023Indonesia và đường hướng cho năm Chủ tịch ASEAN 2023Năm chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia chính thức bắt đầu4 tháng nữa, Campuchia sẽ kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch ASEANTimor Leste hy vọng sẽ gia nhập ASEAN trong năm 2023

Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong một phát biểu. Ảnh minh họa: suara.com/TTXVN/Vietnam+

“Năm nay, Indonesia trở thành Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh thế giới hết sức khó khăn. Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, xung đột. Tuy nhiên, tôi tin rằng ASEAN vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng và phù hợp với người dân, khu vực và thế giới, qua đó khẳng định rằng ASEAN sẽ tiếp tục đóng góp vào hòa bình, ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. ASEAN sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế phù hợp với chủ đề “Các vấn đề của ASEAN: Tâm điểm của tăng trưởng””, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhận xét.

Với chủ đề của năm Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia, vị Tổng thống cho rằng Indonesia được kỳ vọng sẽ nêu ra những ý tưởng và sáng kiến mới trong việc vượt qua thách thức và những vấn đề quan trọng khác mà khu vực ASEAN và thế giới đều quan tâm.

Sau bài phát biểu của Tổng thống, ông đã có cuộc thảo luận với Tổng Giám đốc Hợp tác ASEAN Sidharto R. Suryodipuro, cuộc thảo luận tập trung từ các chủ đề được quan tâm nhiều trong năm nay, cho đến việc Chủ tịch Indonesia sẽ lãnh đạo khu vực cho đến khi nhiệm kỳ kết thúc vào tháng 12/2023 như thế nào.

“Hiện vẫn tồn tại một số thách thức quan trọng mà chúng ta phải đối mặt, chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực, ổn định tài chính, an ninh năng lượng, cũng như các vấn đề về sức khỏe. Sau dịch, chúng ta phải đảm bảo khôi phục lại các hoạt động kích thích tăng trưởng kinh tế khác nhau, bao gồm cả việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số”, Tổng Giám đốc Sidharto nhấn mạnh.

Dù ông thừa nhận rằng các quốc gia ASEAN đã đối phó tốt với những vấn đề này vào năm ngoái, song khối khu vực có sứ mệnh đảm bảo rằng Đông Nam Á tiếp tục là một điểm sáng trong nền kinh tế thế giới. Điều này không chỉ vì lợi ích tăng trưởng kinh tế của khu vực, mà còn vì hơn 600 triệu người gọi khu vực này là nhà.

Trong năm Chủ tịch này của Indonesia, sẽ có nhiều cuộc họp quan trọng giữa các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng kinh tế, với tổng số cuộc họp được tổ chức là 494 cuộc. 300 cuộc họp trong số này được tổ chức ở các khu vực khác nhau ở Indonesia.

Nhiều hoạt động bao hàm lên các vấn đề rộng lớn, đòi hỏi nỗ lực của các bên khác nhau để nâng cao nhận thức của công chúng về những gì diễn ra tại các sự kiện quốc tế, nhưng quan trọng hơn là các lợi ích mà chúng sẽ mang lại cho toàn khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top