Thế giới

Indonesia đặt mục tiêu trở thành thành viên OECD trong 2-3 năm tới

ClockThứ Năm, 29/02/2024 11:26
TTH.VN - Indonesia đặt mục tiêu hoàn tất quy trình gia nhập để trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong vòng 2-3 năm tới, một bộ trưởng trong Nội các Indonesia cho biết vào cuối ngày 28/2.

OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024OECD: Triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong năm 2023OECD dự báo kinh tế Việt Nam năm 2023 tăng 6,5%

Người dân Indonesia trên đường phố. Ảnh: TXH/TTXVN 

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này hy vọng sẽ thu hút thêm nhiều thỏa thuận đầu tư và thương mại hơn khi trở thành thành viên OECD.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi OECD – tổ chức có 38 quốc gia thành viên, quyết định mở cuộc thảo luận vào tuần trước về việc gia nhập của Indonesia sau khi nước này nộp đơn xin gia nhập vào tháng 7 năm ngoái.

Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết nước này rất lạc quan về việc được chấp thuận là thành viên của OECD vì Indonesia đã tuân thủ các tiêu chuẩn của tổ chức, bao gồm cả một nền kinh tế công bằng và chống tham nhũng. Từ đó, ông hy vọng quá trình trở thành thành viên OECD của Indonesia có thể hoàn tất trong vòng 2-3 năm.

Theo OECD, Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đăng ký làm thành viên của tổ chức.

Được biết, Indonesia đặt mục tiêu đạt được danh hiệu “nước phát triển” vào dịp kỷ niệm 100 năm độc lập vào năm 2045. Theo đó, việc nhập OECD và thực hiện cải cách thể chế để đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý cao của tổ chức là một cách để đạt được mục tiêu này.

Ngoài ra, Indonesia đang nỗ lực cải thiện danh tiếng và sự ổn định kinh tế trong nước để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bộ Tài chính Indonesia cho rằng việc trở thành thành viên OECD sẽ “tạo điều kiện thuận lợi cho các hiệp định thương mại và hợp tác, nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm quốc gia”, đồng thời, động thái này cũng sẽ giúp nâng cao vị thế của Indonesia.

Kể từ khi thành lập vào năm 1961, OECD đã mở rộng các quốc gia thành viên, nhưng 38 thành viên hiện tại hầu hết đến từ phương Tây, chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc đại diện cho châu Á. Do đó, với nhiệm vụ định hình các chính sách kinh tế, tổ chức này hiện đang phải đối mặt với thách thức trong việc duy trì ảnh hưởng của mình. Việc có một quốc gia mới nổi đông dân với sự hiện diện quốc tế ngày càng tăng sẽ giúp ích cho sự mở rộng của OECD trên toàn cầu.

Trong một tuyên bố, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cho biết Indonesia là quốc gia xin gia nhập đầu tiên đến từ Đông Nam Á - "một trong những khu vực tăng trưởng năng động nhất trên thế giới”.

Indonesia hiện sẽ hợp tác với OECD để hoàn thành các văn kiện cần thiết, trong đó nêu rõ các điều khoản, điều kiện và quy trình gia nhập và sẽ đệ trình các tài liệu này này tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD vào tháng 5 tới.

Quá trình xem xét đơn xin gia nhập của Indonesia sẽ bao gồm các cuộc “đánh giá nghiêm ngặt và chuyên sâu” của hơn 20 ủy ban kỹ thuật về sự phù hợp của Indonesia với các tiêu chuẩn, chính sách và thực tiễn tốt nhất của OECD. Các đánh giá sẽ tập trung vào các vấn đề ưu tiên, bao gồm thương mại và đầu tư mở, tiến bộ về quản trị công, các nỗ lực liêm chính và chống tham nhũng, cũng như bảo vệ môi trường và hành động hiệu quả để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

OECD cho biết không có thời hạn hoàn thành quy trình gia nhập vì kết quả phụ thuộc vào khả năng của quốc gia đó trong việc thích ứng với các tiêu chuẩn và thông lệ tốt nhất của OECD.

Một nhà quan sát cho rằng việc Indonesia gia nhập OECD có khả năng làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu, đồng thời có thể thúc đẩy các nước ASEAN khác, như Malaysia và Thái Lan, trở thành thành viên của tổ chức.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bảo tàng nước” lớn nhất Đông Nam Á không còn bình yên - Bài 2: Thách thức…

Trong khi các phương tiện khai thác thủy sản trái phép của ngư tặc có công suất lớn, thường đi theo nhóm có tổ chức, sử dụng hung khí và rất manh động thì phương tiện tuần tra, truy bắt của các chi hội nghề cá còn thiếu thốn, công suất nhỏ đặt ra nhiều thách thức trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

“Bảo tàng nước” lớn nhất Đông Nam Á không còn bình yên - Bài 2 Thách thức…
Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á

Tạp chí Nikkei Asia ngày 15/7 dẫn lời các chuyên gia cho biết, một vụ tấn công bằng ransomware (mã độc tống tiền) xảy ra gần đây ở Indonesia, trong đó tin tặc mã hóa dữ liệu tại hơn 200 cơ quan chính phủ, đã nêu bật nhu cầu về an ninh mạng mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á, trong bối cảnh sự bùng nổ kỹ thuật số khiến khu vực này phải đối mặt với các mối đe dọa trực tuyến tinh vi và thường xuyên hơn.

Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á
Return to top