Thế giới

OECD: Triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong năm 2023

ClockThứ Bảy, 10/06/2023 09:41
TTH.VN - Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ dự kiến sẽ vượt xa Trung Quốc trong năm nay và năm tới.

OECD: Triển vọng kinh tế châu Á “tương đối mạnh”, dù tăng trưởng toàn cầu không mấy khả quan Tương lai tươi sáng cho ngành dịch vụ tài chính ASEANOECD: Lạm phát của Vương quốc Anh vào năm 2023 là cao nhất so với các nền kinh tế lớn khácOECD: Khủng hoảng năng lượng, lạm phát có nguy cơ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoáiDoanh thu thuế ở châu Á - Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19OECD: Hàn Quốc đứng thứ 2 về chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển tính theo GDP

leftcenterrightdel
OECD dự đoán vào năm 2023, Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6%, cao hơn cả Trung Quốc. Ảnh minh họa: Mint/TTXVN/Vietnam+ 

Cụ thể, trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của mình, OECD dự đoán Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia sẽ dẫn đầu các ước tính về tổng sản phẩm quốc nội cho năm 2023 và 2024. Nhìn chung, tổ chức này dự đoán mức tăng trưởng toàn cầu sẽ chạm mốc 2,7% trong năm nay.

Điều đó sẽ đánh dấu tỷ lệ hàng năm thấp thứ hai kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngoại trừ năm đại dịch COVID 2020.

Nhà kinh tế trưởng Clare Lombardelli của OECD chia sẻ: “Giá năng lượng giảm và lạm phát hàng đầu, giảm bớt tắc nghẽn nguồn cung và sự mở cửa trở lại nền kinh tế Trung Quốc, cùng với việc làm phát triển và tài chính hộ gia đình tương đối ổn định, tất cả đều góp phần vào tiến trình phục hồi dự kiến. Tuy nhiên, sự phục hồi sẽ yếu hơn so với các tiêu chuẩn trước đây, đồng thời các nhà hoạch định chính sách tiền tệ sẽ “cần phải vượt qua một con đường khó khăn””.

Theo đó, OECD dự đoán vào năm 2023, Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6%, Trung Quốc tăng trưởng 5,4% và Indonesia tăng trưởng 4,7%.

Nhóm cho biết, đà tăng trưởng của cả năm 2022 của Ấn Độ sẽ tiếp tục được phát huy trong năm 2023, sau khi sản lượng nông nghiệp cao hơn và chi tiêu chính phủ cũng mạnh mẽ hơn. OECD nói thêm rằng, chính sách tiền tệ nới lỏng hơn trong nửa cuối năm tới sẽ giúp đà chi tiêu của các hộ gia đình quay trở lại. Phía tổ chức cũng hy vọng rằng ngân hàng trung ương Ấn Độ sẽ chuyển sang cắt giảm lãi suất nhẹ, bắt đầu từ giữa năm 2024.

Báo cáo cũng cho biết thêm, OECD dự đoán lạm phát tiêu đề trung bình của các nước OECD sẽ giảm xuống 6,6% trong năm nay, sau khi đạt đỉnh 9,4% vào năm 2022. Vương quốc Anh sẽ trải qua mức lạm phát cao nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến. Trong số các quốc gia được chú trọng trong phân tích lạm phát của OECD, chỉ có Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ được cho là có tỷ lệ lạm phát cao hơn.

Để chống lạm phát và giải quyết những mối lo ngại trước mắt đối với nền kinh tế toàn cầu, OECD khuyến nghị các chính phủ trực tiếp thực hiện 3 biện pháp bao gồm duy trì chính sách tiền tệ hạn chế; loại bỏ dần và hỗ trợ tài chính có mục tiêu và ưu tiên chi tiêu hỗ trợ tăng trưởng, cũng như cải cách cơ cấu thúc đẩy nguồn cung.

“Hầu như tất cả các quốc gia đều có thâm hụt ngân sách và mức nợ cao hơn so với trước đại dịch. Do đó, cần đưa ra những lựa chọn cẩn thận để duy trì nguồn ngân sách khan hiếm cho các ưu tiên chính sách trong tương lai và để đảm bảo tính bền vững của nợ”, nội dung của báo cáo của OECD ghi rõ.

Tiến trình phục hồi mong manh

Tuy nhiên, OECD cảnh báo sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn mong manh khi các ngân hàng trung ương tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, điều này có thể dẫn đến căng thẳng trên thị trường tài chính.

“Mối lo ngại chính là những điểm yếu mới có thể xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng, dẫn đến mất niềm tin rộng hơn và tín dụng bị thu hẹp mạnh, đồng thời làm tăng rủi ro do mất cân đối thanh khoản và đòn bẩy trong các tổ chức tài chính phi ngân hàng”, OECD cho biết.

Mặc dù tổ chức lưu ý rằng các ngân hàng nói chung có thể linh hoạt hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây, nhưng theo OECD, niềm tin của thị trường vẫn còn mong manh, thể hiện qua tốc độ mà áp lực của ngành ngân hàng phải chịu đã và đang lan rộng khắp các quốc gia sau sự sụp đổ của các ngân hàng ở Mỹ.

Tháng trước, chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass đã đưa ra những lo ngại tương tự, đồng thời cho biết thêm rằng tỷ lệ nợ trên GDP của các nền kinh tế tiên tiến đang “cao hơn bao giờ hết”.

Châu Á vẫn tươi sáng

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong khi nền kinh tế toàn cầu có thể giảm tốc hơn nữa, châu Á được kỳ vọng vẫn sẽ là điểm sáng do lạm phát khu vực dự kiến sẽ duy trì ở mức “tương đối nhẹ”. Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu cho khu vực rộng lớn hơn.

Ở những nơi khác, OECD dự báo tăng trưởng GDP của Nhật Bản là 1,3%, được thúc đẩy bởi chính sách tài khóa khi lạm phát cơ bản tiếp tục tăng lên 2%.

Các nhà kinh tế của Nomura nhận định, các điều kiện tài chính toàn cầu cho thấy đây là “thời điểm để châu Á tỏa sáng”, sân khấu đã được thiết lập cho sự vượt trội trong tương lai trung hạn của châu Á. Theo đó, trưởng vọng tăng trưởng toàn cầu yếu hơn và các đợt tăng lãi suất chính sách sắp kết thúc có thể sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội mới, đồng thời đặt ưu tiên cho nền tảng kinh tế lành mạnh. Khu vực châu Á được tin tưởng là phù hợp với kế hoạch tăng trưởng này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top