Thế giới

Indonesia: Hàng nghìn người dân phải sơ tán khi núi lửa phun trào

ClockThứ Ba, 01/12/2020 14:39
TTH.VN - Một ngọn núi lửa ở miền đông Indonesia đã phun trào, tạo ra một cột tro bụi cao tới 4.000m trên bầu trời và khiến hàng nghìn người phải sơ tán.

Philippines sơ tán người dân trước lo ngại núi lửa Taal phun tràoNew Zealand: Ngưng tìm kiếm thi thể hai nạn nhân trong vụ núi lửa phun tràoNew Zealand: Dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ núi lửa phun tràoNew Zealand: Thợ lặn tiếp tục tìm kiếm thi thể 2 nạn nhân còn lạiNew Zealand đưa 6 thi thể rời khu vực có núi lửa phun trào

Hàng nghìn người dân tại các ngôi làng xung quanh núi Ili Lewotolok phải sơ tán khẩn cấp do núi lửa phun trào. Ảnh minh họa: TTXVN

Gần 5.000 người từ hàng chục ngôi làng xung quanh đã phải sơ tán khỏi sườn núi Ili Lewotolok, nằm trên đảo Lembata của tỉnh Đông Nusa Tenggara, theo Jakarta Post. Hiện không có báo cáo về người chết hoặc bị thương do phun trào.

Bộ Giao thông Vận tải nước này cho biết, cảnh báo hàng không đã được ban hành sau vụ phun trào và một sân bay địa phương đã bị đóng cửa do tro bụi đổ xuống nhiều khu vực trên đảo.

Người dân địa phương đã được đưa đến các nơi trú ẩn, và các quan chức địa phương cũng kêu gọi họ đeo khẩu trang để giúp hạn chế sự lây lan của COVID-19.

Núi Ili Lewotolok đã phun trào kể từ tháng 10/2017. Trung tâm Giảm thiểu Nguy cơ Địa chất và Núi lửa đã nâng mức cảnh báo của núi lửa lên mức cao thứ hai vào Chủ Nhật sau khi các cảm biến phát hiện hoạt động ngày càng tăng.

Sau vụ phun trào, Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai khuyến cáo dân làng và những người leo núi nên ở cách miệng núi lửa 4km và cảnh giác với sự nguy hiểm của dung nham.

Ngọn núi Ili Lewotolok cao 5.423m, là một trong ba ngọn núi hiện đang phun trào ở Indonesia, cùng với các ngọn Merapi trên đảo Java và Sinabung trên đảo Sumatra. Chúng nằm trong số hơn 120 núi lửa đang hoạt động ở Indonesia, đất nước dễ xảy ra chấn động do vị trí của nó nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, một vòng cung của núi lửa và các đường đứt gãy xung quanh Thái Bình Dương, khiến đất nước xứ vạn đảo này trở thành một có nguy cơ cao về núi lửa phun trào, động đất và sóng thần.

Trong năm 2020, Indonesia đã chứng kiến ​​nhiều vụ núi lửa phun trào. Núi Anak Krakatau ở Lampung và núi Semeru ở Đông Java đã phun trào cùng một ngày vào tháng 4. Núi Sinabung ở Karo Regency, Bắc Sumatra, đã phun trào vào tháng 8 sau khi không hoạt động trong hơn một năm. Đầu tháng này, núi Merapi ở Magelang, Trung Java, một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia, đã phun dung nham cao khoảng 3.000m lên không trung, buộc hàng trăm cư dân sống quanh núi phải sơ tán khỏi khu vực.

Anh Tuấn (Lược dịch từ 9News và The Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Return to top