Thế giới

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

ClockThứ Sáu, 15/11/2024 15:18
TTH.VN - Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APECPeru siết chặt an ninh tại thủ đô trước thềm hội nghị APECCùng nhau xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương thông qua phát triển chất lượng caoHiệp định RCEP phát huy vai trò thúc đẩy phát triển ở Đông Nam Á

Sự tái cân bằng quyền lực kinh tế ở châu Á đang đưa Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á trở thành động lực tăng trưởng chính. Ảnh minh họa: livemint/Báo Quân đội Nhân dân 

Báo cáo dự đoán, cho đến năm 2027, 4 nền kinh tế này sẽ cùng nhau đóng góp 53% vào tăng trưởng GDP danh nghĩa của châu Á, đánh dấu mức tăng trưởng đáng kể so với thời kỳ trước đại dịch. Trong đó, GDP danh nghĩa là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia, được đo bằng giá hiện tại, nhờ đó chúng ta có thể hiểu được quy mô của nền kinh tế mà không cần điều chỉnh theo lạm phát.

Trong bối cảnh năng động, các dự án kết nối như Đường cao tốc 3 bên Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan đóng vai trò then chốt. Tuyến đường cao tốc dài 1.360 km này sẽ mở đường cho các tuyến thương mại mới giữa Nam Á và Đông Nam Á, đưa Ấn Độ trở thành một trung tâm hậu cần quan trọng. Bằng cách tăng cường các tuyến đường từ Kolkata đến Bangkok, đường cao tốc này mang đến cho Ấn Độ cơ hội hội nhập toàn diện với cộng đồng ASEAN và tăng cường quan hệ đối tác trong các cuộc thảo luận như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Đan Lê (Tổng hợp và lược dịch từ Devdiscourse, Reveal Inside & The Pinnacle Gazette)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
Khơi thông thủy đạo, mở rộng khẩu độ thoát lũ

Dự án Hệ thống thoát lũ Phổ Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê hoàn thành sẽ khơi thông tuyến thủy đạo đi qua các xã, phường phía đông của TP. Huế. Từ đó, khẩu độ cống Diên Trường được mở rộng sẽ góp phần tiêu thoát nước nhanh, giảm ngập cho TP. Huế.

Khơi thông thủy đạo, mở rộng khẩu độ thoát lũ
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top