Thế giới

Indonesia kêu gọi đầu tư vào các dự án hàng hải trị giá 91 tỷ USD

ClockChủ Nhật, 13/10/2019 11:00
Thứ trưởng Điều phối Hạ tầng hàng hải, ông Ridwan Djamaluddin cho biết các dự án trên đã sẵn sàng mở cửa cho cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Indonesia đầu tư 505 triệu USD xây 5 khu du lịch chiến lược quốc giaIndonesia: Hội nghị của WB-IMF thúc đẩy môi trường đầu tư

Bãi biển ở Bali, Indonesia. Nguồn: AFP

Năm 2020, Indonesia sẽ kêu gọi đầu tư vào các dự án hàng hải với tổng trị giá hơn 91 tỷ USD nhằm hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Joko Widodo thực hiện tham vọng biến quốc gia này thành trục hàng hải toàn cầu.

Phát biểu tại hội thảo về chính sách hạ tầng quốc gia tới năm 2024 vừa được tổ chức tại Jakarta, Thứ trưởng Điều phối Hạ tầng hàng hải, ông Ridwan Djamaluddin cho biết các dự án trên đã sẵn sàng mở cửa cho cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Djamaluddin nhấn mạnh: "Indonesia sẵn sàng cung cấp một số dự án với tổng trị giá 91,1 tỷ USD. Không chỉ các nhà đầu tư Trung Quốc, các dự án này còn mở rộng cửa cho nhà đầu tư từ các quốc gia khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như các nhà đầu tư trong nước."

Ông Djamaluddin cũng cho biết chính sách phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục được thúc đẩy nhằm kết nối các khu vực sản xuất, các khu công nghiệp nhỏ, các đặc khu kinh tế và các khu du lịch.

Để thực hiện điều đó, Chính phủ Indonesia tích cực mời gọi các nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải. Quan chức này cam kết sẽ không có rào cản đầu tư nào vì đây là "chìa khóa" giúp giải bài toán việc làm.

Ngoài ra, Chính phủ Indonesia đang tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính, trong đó tập trung tinh gọn tổ chức, đẩy nhanh tốc độ phục vụ, tinh giản các thủ tục cấp phép đầu tư và kinh doanh.

Theo ông Djamaluddin, lĩnh vực hàng hải vẫn tiếp tục là chương trình nghị sự chính của Chính phủ nhiệm kỳ năm năm tới, cụ thể là hoàn tất dự án phát triển 10 điểm đến du lịch và bốn điểm đến ưu tiên, cũng như xây dựng thêm 14 khu công nghiệp bên ngoài đảo Java.

Chính phủ Indonesia cũng đang nỗ lực gia tăng giá trị tài nguyên khoáng sản tại Khu công nghiệp Morowali - cơ sở chế biến niken lớn nhất cả nước với tổng vốn đầu tư 7,5 tỷ USD. Trong giai đoạn 2013-2017, dự án này đã đóng góp cho ngân sách 1.700 tỷ rupiah (120,5 triệu USD) và đạt giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Dự kiến, tổng sản lượng 4-5 triệu tấn thép không gỉ và thép carbon của khu công nghiệp này có thể nâng lên mức 10 triệu tấn, chủ yếu được cung ứng cho ngành công nghiệp trong nước nhằm giảm nhập khẩu.

Cũng tại hội thảo, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Darmin Nasestion cho hay Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục thúc đẩy 223 dự án và ba chương trình chiến lược quốc gia với tổng giá trị đầu tư 4.180 nghìn tỷ rupiah (hơn 296 triệu USD).

Trong số 223 dự án chiến lược nói trên, Chính phủ Indonesia đã chọn ra 37 dự án ưu tiên với tổng giá trị đầu tư hơn 2.500 nghìn tỷ rupiah và đặt dưới sự giám sát thường xuyên của Ủy ban thúc đẩy các cơ sở hạ tầng ưu tiên. Việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng này đã tác động tích cực đến nền kinh tế Indonesia.

Theo thống kê, ngành xây dựng là một trong năm lĩnh vực đang đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng lưới điện; xây dựng mới, sửa chữa lưới điện đạt chuẩn tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới (NTM)… sẽ góp phần phát huy các lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Return to top