Thế giới

Microsoft công bố khoản đầu tư lớn nhất trong 32 năm hoạt động tại Malaysia

ClockThứ Năm, 02/05/2024 15:46
TTH.VN - Ngày 2/5, Microsoft cam kết sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD trong vòng 4 năm tới vào trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây tại Malaysia để giúp phát triển cơ sở hạ tầng AI tại nước này.

Đông Nam Á cần đầu tư 2.000 tỷ USD để giảm lượng khí thảiMircosoft: Hiệu suất tăng 40% với mô hình tuần làm việc 4 ngày

Microsoft vừa công bố khoản đầu tư 2,2 tỷ USD trong 4 năm tới để hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số ở Malaysia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Tuyên bố trên được đưa ra trong chuyến công du ba quốc gia Đông Nam Á - bao gồm của Indonesia, Thái Lan và Malaysia của Giám đốc điều hành Microsoft - ông Satya Nadella, với một loạt các khoản đầu tư vào các trung tâm dữ liệu, AI và dịch vụ đám mây.

“Hôm nay, Microsoft tuyên bố sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD trong 4 năm tới để hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số ở Malaysia. Đây là khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử 32 năm hoạt động của hãng tại quốc gia này”, bài phát biểu của CEO Nadella tại Kuala Lumpur nêu rõ.

Cụ thể, khoản đầu tư này sẽ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng AI và điện toán đám mây ở Malaysia, tạo ra một trung tâm AI nổi trội và đào tạo AI cho khoảng 200.000 người Malaysia. Đồng thời, các khoản đầu tư của Microsoft vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và kỹ năng sẽ giúp các doanh nghiệp, cộng đồng và nhà phát triển Malaysia “áp dụng những công nghệ mới nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới toàn diện trên khắp đất nước”.

Theo trang web chính thức của hãng, Microsoft bắt đầu hoạt động tại Malaysia từ năm 1992 và hiện có hơn 200 nhân viên tại các văn phòng ở Kuala Lumpur và phía bắc bang Penang.

Cam kết đầu tư tại Malaysia được đưa ra sau khi Microsoft công bố khoản đầu tư 1,7 tỷ USD vào Indonesia, cũng như mở một trung tâm dữ liệu khu vực đầu tiên tại Thái Lan nhằm mở rộng cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo trong khu vực.

Microsoft coi Đông Nam Á là thị trường đang phát triển và là địa điểm tiềm năng để phát triển nhiều sản phẩm AI hơn. Sự phát triển của AI trong khu vực dự kiến sẽ tác động đáng kể đến bối cảnh kinh tế Đông Nam Á. Một nghiên cứu do Kearney, một công ty tư vấn toàn cầu, cho biết AI có thể đóng góp gần 1.000 tỷ USD vào GDP của Đông Nam Á vào năm 2030, trong đó Indonesia dự kiến sẽ thu về 366 tỷ USD, và Malaysia sẽ đạt hơn 100 tỷ USD.

Microsoft đang điều hành một trong những hoạt động điện toán đám mây lớn nhất thế giới và đã thực hiện một bước quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo bằng cách kết hợp chatbot AI vào công cụ tìm kiếm Bing của hãng. Báo cáo thu nhập mới nhất cho biết lợi nhuận của Microsoft đã tăng 20% trong quý I/2024, trên đà khẳng định vị thế là “người dẫn đầu” trong việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để giúp làm việc hiệu quả hơn.

Việc sử dụng AI đã thúc đẩy doanh số bán các dịch vụ đám mây quan trọng của Microsoft như Azure - dịch vụ đã trở thành cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Microsoft dưới thời CEO Nadella.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Return to top