Thế giới

Indonesia mất 9 tỷ USD do khai thác rừng trái phép

ClockThứ Sáu, 09/10/2015 18:16
TTH - Kết quả điều tra của Ủy ban chống tham nhũng Indonesia (KPK) ngày 9/10 cho hay, tình trạng khai thác rừng bừa bãi khiến nền kinh tế nước này thiệt hại đến 9 tỷ USD.
Một người lao động vận chuyển gỗ tại cảng Sunda Kelapa ở Jakarta (Indonesia). Ảnh: Reuters
Theo các chuyên gia, kết quả này sẽ tạo thêm áp lực cho Tổng thống Joko Widodo, người đang chịu nhiều chỉ trích từ các quốc gia Đông Nam Á vì chính sách lâm nghiệp không hiệu quả và không ngăn chặn được tình trạng khói mù do đốt rừng hằng năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nước láng giềng.
Ghi nhận trong giai đoạn 2003-2014, bất chấp những nỗ lực của các cơ quan chức năng, hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp ở Indonesia vẫn còn khá phổ biến.
Ông Dian Patria, người đứng đầu nhóm công tác phòng chống tham nhũng nguồn tài nguyên thiên nhiên tại KPK nhận định, “thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia có thể là 9 tỷ USD, hoặc nhiều hơn. Đây cũng là vấn đề có tác động lâu dài đến môi trường tự nhiên”.
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Return to top