Thế giới

Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

ClockThứ Bảy, 04/02/2023 15:14
TTH.VN - Trong một tuyên bố đưa ra ngày 4/2, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi cho biết, nước này sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

LHQ đánh giá hiệu quả thực hiện thỏa thuận ngũ cốc Biển ĐenThổ Nhĩ Kỳ xác nhận kế hoạch vận chuyển ngũ cốc Nga đến châu PhiẤn Độ thay thế chương trình lương thực miễn phí bằng một chương trình mới tiết kiệm hơnFAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 11ASEAN cần nhất quán về lập trường nguyên tắc trong vấn đề Biển Đông

Các bên tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Phát biểu với phóng viên các báo sau Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi cho biết, các nước thành viên cam kết thúc đẩy đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trong thời gian sớm nhất.

Động thái được đưa ra trong bối cảnh Indonesia là Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay và nước này muốn tận dụng cơ hội để tiếp tục đàm phán.

Bà Retno Marsudi cho biết: “Cam kết của các thành viên nhằm kết thúc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử càng sớm càng tốt là điều hiển nhiên, trong đó lưu ý đến sự cần thiết phải có một bộ quy tắc ứng xử thực chất, hiệu quả và khả thi”.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi, vòng đàm phán tiếp theo với Indonesia là Chủ tịch ASEAN sẽ diễn ra vào tháng 3.

Được biết, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, song điều này có chồng chéo với một số nước ASEAN.

Trong nhiều năm qua, các nước ASEAN đã và đang nỗ lực đàm phán một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp và sự cố ở Biển Đông.

Quá trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử bắt đầu từ những năm 1990, khi ASEAN đưa ra tuyên bố đầu tiên về các vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã bị đình trệ vì nhiều lý do, gần đây nhất là do đại dịch COVID-19 khiến việc tổ chức các cuộc gặp trực tiếp trở nên khó khăn hơn.

Ngày 3/2, cuộc họp lớn đầu tiên của ASEAN mà Indonesia đăng cai với tư cách là Chủ tịch của khối trong năm 2023 đã bế mạc.

Trong hai ngày họp, các bộ trưởng cũng thảo luận về nhiều vấn đề khác, bao gồm cả vấn đề Myanmar.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top