Thế giới

FAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 11

ClockThứ Bảy, 03/12/2022 17:26
TTH.VN - Chỉ số giá lương thực thế giới của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã giảm nhẹ trong tháng 11, đánh dấu mức giảm hàng tháng thứ 8 liên tiếp kể từ mức cao kỷ lục hồi tháng 3, khi bắt đầu xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine.

FAO: Sau khi tăng kỷ lục, giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 4Giá lương thực thế giới đạt mức cao nhất trong 10 nămFAO: Giá lương thực thế giới chạm đỉnh 10 nămChỉ số giá lương thực thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011

Người dân chọn mua hàng tại một siêu thị ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Chỉ số giá lương thực của FAO, theo dõi những thay đổi hàng tháng về giá quốc tế của rổ các loại hàng hóa lương thực được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, đạt trung bình 135,7 điểm trong tháng 11, thấp hơn một chút so với mức 135,9 của tháng 10. 

FAO cho biết giá ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ sữa đã giảm trong tháng 11, bù đắp cho sự gia tăng giá đường và giá dầu thực vật, trong đó chỉ số giá ngũ cốc giảm 1,3% so với một tháng trước đó.

Tháng trước, việc gia hạn thêm 120 ngày của Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen - thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen do LHQ hậu thuẫn, đã làm dịu đi những lo ngại về sự gián đoạn các hoạt động thương mại lớn ở Biển Đen do xung đột.

FAO cũng cho biết mức giảm nhẹ trong tháng 11 có nghĩa là chỉ số giá lương thực của FAO hiện chỉ cao hơn 0,3% so với mức một năm trước đó. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn ở mức cao trong lịch sử sau khi đạt mức kỷ lục trong 10 năm qua vào năm 2021, do sản lượng thất thu và nhu cầu tăng cao, dẫn đầu là Trung Quốc.

Tháng trước, FAO cảnh báo rằng chi phí nhập khẩu lương thực dự kiến ở mức cao kỷ lục trong năm nay sẽ khiến các nước nghèo nhất phải cắt giảm khối lượng vận chuyển.

Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2022 dự báo giảm

Trong Báo cáo tóm tắt về cung và cầu ngũ cốc mới nhất, cũng được công bố ngày 2/11, FAO tiếp tục cắt giảm dự báo về sản lượng ngũ cốc thế giới trong năm 2022, hiện ở mức 2.756 triệu tấn, giảm 2,0% so với năm 2021 và sẽ đánh dấu mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Việc cắt giảm dự báo phần lớn phản ánh triển vọng sản xuất ngô thấp ở Ukraine, nơi tác động của xung đột đã khiến các hoạt động sau thu hoạch trở nên cực kỳ tốn kém. FAO cũng hạ dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu trong năm nay, nhưng dù vậy, con số ước tính mới 781,2 triệu tấn sẽ vẫn là mức cao kỷ lục. Trong khi đó, sản lượng gạo toàn cầu dự kiến sẽ giảm 2,4% so với mức cao nhất mọi thời đại của năm trước.

Dự trữ ngũ cốc thế giới dự kiến vào cuối niên vụ 2022/23 đã được điều chỉnh giảm 1,1 triệu tấn xuống 839 triệu tấn, thấp hơn 2,2% so với niên vụ trước và cũng là mức thấp nhất trong 3 năm qua.

FAO cho biết thêm, tỷ lệ sử dụng ngũ cốc dự trữ toàn cầu niên vụ 2022/23, thường được sử dụng làm chỉ báo nguồn cung, sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ niên vụ 2013/2014, nhưng vẫn ở mức dự báo khoảng 29,3% - là mức tương đối dễ chịu.

45 quốc gia cần được hỗ trợ về lương thực

45 quốc gia trên thế giới, bao gồm 33 quốc gia ở châu Phi, 9 quốc gia ở châu Á, 2 quốc gia ở châu Mỹ Latinh và Caribe và 1 nước ở châu Âu, được đánh giá là cần hỗ trợ lương thực từ bên ngoài do xung đột, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và tỷ lệ lạm phát tăng cao, trong đó tình trạng mất an ninh lương thực ở các nước Đông Phi và Tây Phi là mối quan tâm đặc biệt, báo cáo mới nhất của Hệ thống cảnh báo sớm và thông tin toàn cầu (GIEWS) thuộc FAO cho biết.

Đối với các nước thu nhập thấp bị thiếu lương thực, sản lượng ngũ cốc năm 2022 được dự báo là 184,5 triệu tấn, ngang với mức trung bình 5 năm qua, trong khi tổng nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc được dự báo là 63,7 triệu tấn, tăng 7% so với trung bình 5 năm trước.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
Return to top