Thế giới

Indonesia thả 18 cá thể đười ươi về với tự nhiên sau khi chăm sóc

ClockThứ Tư, 20/11/2019 15:01
TTH.VN - Chính quyền Indonesia bắt đầu thả 18 con đười ươi về môi trường sống tự nhiên của chúng trên đảo Borneo sau một quá trình phục hồi lâu dài.

Indonesia đóng cửa Công viên quốc gia Komodo để bảo tồn

Một con đười ươi đang được thả về với môi trường tự nhiên tại Công viên Quốc gia Bukit Baka Bukit Raya, Trung Kalimantan, Indonesia. Ảnh: BOSF.

Tổ chức Sinh tồn Đười ươi Borneo (BOSF) cho biết nhóm đầu tiên gồm 9 con đười ươi đã được đưa đến một công viên quốc gia ở tỉnh Trung Kalimantan. 9 con còn lại sẽ có chuyến đi kéo dài 20 giờ đến một khu rừng được bảo vệ khác vào ngày 26 và 28/11. “Chúng tôi hy vọng rằng nỗ lực này sẽ giúp phân phối tốt hơn số lượng đười ươi được phục hồi”, Giám đốc điều hành của tổ chức Jamartin Sihite nói.

18 con đười ươi đã được giải cứu từ môi trường sống từng bị các công ty giải phóng mặt bằng để trồng dầu cọ hoặc từ những cá nhân bắt chúng từ trong rừng để làm thú nuôi.

Nhiều con vẫn còn nhỏ khi được giải cứu, như con Leggi (13 tuổi) mới 6 tháng tuổi khi được giải cứu khỏi một đồn điền dầu cọ trong “tình trạng rất tồi tệ... đã mồ côi, mất nước và thiếu cân - chỉ 2,2 kg”.

Những con đười ươi được giải cứu sau đó trải qua quá trình phục hồi tại trường lâm nghiệp của tổ chức ở trung tâm phục hồi đười ươi Nyaru Menteng, Trung Kalimantan, để học các kỹ năng sinh tồn trước khi được thả về tự nhiên.

“Những hành động bảo vệ môi trường cần được mọi người ủng hộ”, ông Adib Gunawan, người đứng đầu Cơ quan Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên Trung Kalimantan nói. “Bất kỳ ai cũng có thể tham gia bằng cách báo cáo bất kỳ hoạt động săn bắn, bắt, giết hoặc thuần hóa động vật nào được pháp luật bảo vệ, như đười ươi. Là một loài chủ chốt, đười ươi đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Chúng ta phải bảo vệ rừng và đa dạng sinh học”.

Hiện tại, có khoảng 104.700 con đười ươi sinh sống trong tự nhiên ở Malaysia và Indonesia, tổ chức môi trường WWF ước tính. Số lượng đười ươi sống trong các khu rừng ở Borneo tiếp tục suy giảm do sự phá hủy và phân chia môi trường sống. Những con cái cũng thường xuyên bị nhắm đến bởi những tay thợ săn muốn bắt con non của chúng để bán làm thú cưng.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Kyodo News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Thả cá thể vích biển 70kg về môi trường tự nhiên

Chiều 10/8, ông Phan Viết Phúc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc cho biết, lực lượng chức năng phối hợp với người dân vừa thả một cá thể vích biển khoảng 70kg về môi trường tự nhiên.

Thả cá thể vích biển 70kg về môi trường tự nhiên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top