Thế giới

Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫu

ClockChủ Nhật, 18/04/2021 15:11
Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) cho biết Indonesia sẽ thiết kế và quy hoạch thành phố, thủ đô mới ở Đông Kalimantan thành một thành phố và khu vực thực sự thông minh trong thiết kế.

Hướng đến các thành phố xanh, sạch, thông minh hơn sau dịch COVID-19Xu hướng tạo nên sự bền vững cho các thành phố thông minh

Tổng thống Indonesia Joko Widodo. (Ảnh: Reuters)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu trong lễ kỷ niệm của ngành Quy hoạch quốc gia vào ngày 17/4, Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) cho biết Indonesia sẽ thiết kế và quy hoạch thành phố, thủ đô mới ở Đông Kalimantan thành một thành phố và khu vực thực sự thông minh trong thiết kế, sẽ trở thành một thành phố tiên phong để các thành phố trên thế giới tham khảo. 

Theo Tổng thống Jokowi, khái niệm thành phố thông minh đang bị hiểu sai vì nó chỉ ưu tiên công nghệ và chỉ có nghĩa là một thành phố được kết nối kỹ thuật số và thực hiện nhiều tự động hóa bằng cách sử dụng internet vạn vật và các thiết bị kỹ thuật số khác.

Thực tế, khái niệm thành phố thông minh không chỉ là một thành phố tích hợp kỹ thuật số mà quy hoạch phát triển đô thị thành phố thông minh ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hạnh phúc và khả năng sáng tạo của người dân nên phải xem xét những điều cơ bản như văn hóa, cấu trúc xã hội, lịch sử và nền kinh tế của cộng đồng địa phương.

Ông Jokowi cũng nhấn mạnh đừng để quy hoạch thành phố thông minh khiến người dân cảm thấy bị cô lập trong chính ngôi nhà của họ, gây ra tắc nghẽn và làm cho chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn. Quy hoạch không nên bị "lóa mắt" bởi những phát triển công nghệ không phù hợp với nhu cầu của cộng đồng.

Tổng thống đã yêu cầu các nhà quy hoạch Indonesia phải có khả năng xây dựng các thành phố và khu vực "hòa nhập," "mở cửa" cho mọi công dân.

Bắt đầu từ việc làm thế nào để xây dựng những con đường an toàn và thoải mái cho người đi bộ, đi xe đạp, cho người sử dụng phương tiện giao thông khác, cách xây dựng những cửa hàng không chỉ dành riêng cho giới thượng lưu mà phục vụ cả cho tiêu dùng bình dân.

Ngày 17/3 vừa qua, Bộ trưởng Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia Suharso Monoarfa cho biết dự án xây dựng thủ đô mới sẽ được triển khai trong năm nay với mục tiêu hoàn thành vào năm 2024. Ước tính ngân sách ban đầu cho việc xây dựng thành phố thủ đô mới lên tới hơn 32 tỷ USD.

Tháng 8/2020, Indonesia đã quyết định tạm hoãn triển khai dự án chuyển thủ đô trong bối cảnh nước này đang nỗ lực khống chế đại dịch COVID-19.

Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ được khởi công vào đầu năm 2021 với việc xây dựng các tòa nhà của chính phủ, nâng cấp sân bay, cảng biển, giao thông tại khu vực rừng được sử dụng để chuyển đổi thành một thành phố thông minh mới. Đến năm 2024, các công chức sẽ bắt đầu chuyển đến làm việc tại thủ đô mới./. 

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Robot thông minh của ngành điện

Nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của ngành điện, mới đây kỹ sư Hoàng Ngọc Hoài Quang cùng 4 cộng sự ở Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu chế tạo ra robot tự hành điều khiển từ xa, phục vụ công tác giám sát vận hành trạm biến áp 110kV không người trực (KNT). Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2024 và đoạt giải Ba.

Robot thông minh của ngành điện
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top