Thế giới

Xu hướng tạo nên sự bền vững cho các thành phố thông minh

ClockThứ Bảy, 21/03/2020 15:25
TTH - Với một nửa dân số Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã và đang sinh sống trong khu vực thành thị, chính phủ các nước đang ngày càng mong muốn nhanh chóng triển khai các thành phố thông minh để biến những thành phố hiện tại trong khu vực trở thành nơi đáng sống hơn, đồng thời nâng cấp, mở rộng các dịch vụ mới và thúc đẩy tạo ra cơ hội phát triển kinh tế.

Hàn Quốc - ASEAN hợp tác phát triển thành phố thông minhThành phố thông minh - giải pháp để ASEAN đối phó với biến đổi khí hậu

Chính phủ các nước cần hành động nhiều hơn nữa để xây dựng và cải thiện mạng lưới thành phố thông minh phục vụ cho cuộc sống của người dân. Ảnh minh họa: CIO.com/Vietnam+

Điển hình, 26 thành phố thông minh trên toàn ASEAN hiện đang thí điểm các dự án thành phố thông minh như một phần của Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN (ASCN). Mặc dù kế hoạch hành động của các thành phố có thể khác nhau, song giới chuyên gia vẫn có thể nhìn ra một số xu hướng nổi bật được nhận định sẽ định hình tương lai của các thành phố thông minh trong khu vực.

5G sẽ giúp mô hình thành phố thông minh đến gần hơn với người dân

Thế hệ mạng di động thứ 5 (5G) sẽ nhanh chóng được áp dụng vào hiện thực, với châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu cuộc đua 5G về mặt triển khai và áp dụng. Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai thương mại hóa 5G vào năm 2019. Theo sau là Trung Quốc và nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Australia sẽ làm điều tương tự trong năm nay. Xét trong khu vực ASEAN, Singapore cũng có kế hoạch khởi động dự án 5G trong năm 2020, tiếp theo là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Thái Lan. Trước dự án này, công ty tư vấn quản lý toàn cầu AT Kearney dự đoán số lượng người dùng đăng ký 5G trong ASEAN có thể sẽ vượt quá con số 200 triệu vào năm 2025.

Có thể nói, việc mở rộng công nghệ 5G là một trong những chìa khóa để phát triển thành phố thông minh. Với độ trễ cực thấp, tốc độ cao, 5G cho phép dữ liệu được thu thập bởi các ứng dụng Internet of Things (IoT) được truyền dẫn trong thời gian thực đến các vị trí giám sát trung tâm, hoặc các thiết bị được kết nối khác trong thành phố thông minh. Ví dụ giải thích có thể kể đến đảo Langkawi (Malaysia) đã triển khai hệ thống tín hiệu thông minh, sử dụng các video độ nét cao và trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các tình huống giao thông.

Nhờ vào 5G, hệ thống thu thập dữ liệu về tình hình giao thông, chẳng hạn như số lượng phương tiện, hành vi của tài xế... được kết nối và sử dụng học máy (machine learnings) để giảm thời gian chờ đợi tại các giao lộ và cải thiện tắc nghẽn giao thông...

Nền tảng dữ liệu mở

Vì việc xây dựng thành phố thông minh là một kế hoạch lớn, do đó, phát triển đô thị thông minh và bền vững đòi hỏi một cách tiếp cận hợp tác tổng thể từ chính phủ, khu vực tư nhân, người tiêu dùng, thậm chí là giữa các thành phố trên toàn cầu để đạt được thành công. Điều này kêu gọi các nền tàng dữ liệu mở để khai thác nguồn dữ liệu công cộng được thu thập từ các thiết bị IoT một cách dễ dàng và an toàn.

Đơn cử với trường hợp của Singapore, quốc gia này cũng áp dụng sử dụng hệ sinh thái dữ liệu mở. Bằng cách làm cho các bộ dữ liệu được thu thập bởi các cơ quan Nhà nước trở nên công khai và có thể truy cập thông qua các cổng trực tuyến, nó cho phép người dân và doanh nghiệp có thể cùng chung tay tạo ra các ứng dụng thành phố thông minh đáp ứng nhu cầu của người dân một cách hiệu quả hơn. Cho đến nay, hơn 40 ứng dụng và dịch vụ di động đã được phát triển để giải quyết nhu cầu giao thông đường bộ của người dân dựa trên dữ liệu do Cục quản lý Giao thông đường bộ cung cấp.

Theo nhận định của các chuyên gia, các cổng dữ liệu mở sẽ là chìa khóa giúp cách thành phố ASEAN hợp tác với nhau, từ đó hướng đến mục tiêu chung là phát triển đô thị thông minh và bền vững. Những cổng thông tin này sẽ giúp các thành phố đổi mới nhanh chóng để giải quyết những tác động của các công nghệ mới nổi, đồng thời hỗ trợ các thành phố mở rộng dịch vụ di động đến khu vực nông thôn, hoặc vùng sâu vùng xa.

Carbonomics là cần thiết

Châu Á – Thái Bình Dương đang thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, chiếm hơn 60% tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Nhìn sâu vào ASEAN, khu vực này chiếm 10% mức tăng trưởng đó. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng có thể sẽ để lại hậu quả đắt giá do môi trường xấu đi. Điển hình là Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) cho thấy, ASEAN không đạt được nhiều tiến bộ về hành động chống lại biến đổi khí hậu và tác động của vấn đề này.

Từ lý do này, các chuyên gia tin rằng Carbonomics sẽ đóng một vai trò rất lớn khi các khu vực tiếp tục xây dựng các thành phố thông minh.

Cụ thể, Carbonomics tức là khi các thành phố tận dụng dấu chân Carbon (Carbon footprint) như một đơn vị tiền tệ khuyến khích con người hành động giảm Carbon footprint – tức giảm lượng khí thải Carbon độc hại. Bằng cách này, mục tiêu trung hòa Carbon vào năm 2025 sẽ đạt được bằng cách bắt đầu từ những thay đổi căn bản.

Tóm lại, các thành phố ASEAN cần khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng tối đa dữ liệu từ các thiết bị và phân tích IoT để mang lại cho người dân cái nhìn rõ ràng nhất về những lựa chọn có thể làm giảm Carbon footprint và tác động tích cực từ hành động này. Chỉ khi làm như vậy, các thành phố ASEAN mới có thể tạo nên một môi trường sống bền vững, lành mạnh và sôi động cho người dân khu vực.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Return to top