Thế giới

IOM: Chúng ta sống tốt hơn nhờ lao động di cư

ClockChủ Nhật, 08/10/2023 07:11
TTH - Phát biểu với các phóng viên ở Geneva trong ngày chính thức đầu tiên với tư cách là Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), bà Amy Pope nhấn mạnh, với số lượng người di cư trên toàn cầu đang ở mức “chưa từng có”, thay vì xem đây như một vấn đề, các nước sở tại nên nhận ra rằng người di cư là điều mà nền kinh tế của họ cần nhất để phát triển.

Thế giới có 270 triệu người di cư trong năm 2019IOM và UNHCR kêu gọi châu Âu tái khởi động cứu trợ người di cư

Bên cạnh lời khẳng định này, Tổng Giám đốc IOM Amy Pope cũng cho biết thêm rằng, ngày nay, sự khác biệt đó càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và đã 10 năm kể từ khi một vụ đắm tàu di cư xảy ra ngoài khơi bờ biển Italy vào ngày 3/10/2013, đã cướp đi sinh mạng của hơn 368 người, nỗi sợ hãi lớn nhất mà IOM lo ngại là những thảm kịch như vậy “đã và đang bị bình thường hóa”.

Theo đó, trước khi gán cho họ là người di cư, người tị nạn hay bất kỳ tên gọi hay định nghĩa nào khác, họ cần được coi là con người với quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng. Việc coi trọng mạng sống của họ, công nhận phẩm giá của họ chính là chìa khóa cho mọi điều chúng ta nói ra, hành động chúng ta thực hiện.

Trước tình hình như hiện nay, Tổng Giám đốc Amy Pope cho rằng, do tác động to lớn của những cú sốc như khí hậu, xung đột, đàn áp và các ảnh hưởng gây bất ổn khác đối với các cộng đồng mong manh trên khắp thế giới, như từ châu Mỹ Latinh, châu Âu, châu Á và châu Phi, tình trạng di cư sắp kết thúc sớm hơn dự kiến.

Được biết, hiện có khoảng 280 triệu người di cư trên toàn thế giới.

“Chúng tôi biết rằng chỉ trong năm nay, có hàng chục triệu người phải di cư do tác động của khí hậu. Đồng thời, có hàng trăm triệu người nữa đang sống trong những cộng đồng cực kỳ dễ bị tổn thương về khí hậu”, bà Amy Pope chia sẻ.

Chính vì tình trạng bi thảm này mà rất nhiều cá nhân đã và đang phải tiếp tục chịu đựng điều kiện sống thiếu thốn. Điều này chỉ có thể được giải quyết và khắc phục khi các quốc gia giàu có hơn giúp họ chống chọi với hạn hán và các cú sốc khí hậu khác, đồng thời nắm bắt các cơ hội do di cư mang lại. Bằng không, nhiều khả năng thế giới sẽ nhìn thấy “nhiều người hơn sẽ di cư trong tuyệt vọng”.

Có thể nói rằng, tình trạng hiện nay, cho dù đó là biến đổi khí hậu, là xung đột hay là nguy cơ không thể tìm được việc làm, nơi ở, đối mặt với bạo lực…, ngày càng có nhiều người trên toàn thế giới đang tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một nơi nào đó khác quê hương.

Biến hy vọng thành sự thật

Với những gì đang diễn ra, mục tiêu của IOM là kêu gọi những “con đường thường xuyên, thực tế hơn cho người di cư”.

 

Cần định nghĩa đúng và đánh giá cao tầm quan trọng của người di cư. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+ 

Cùng với đó, Tổng Giám đốc IOM Amy Pope nhấn mạnh những phát hiện trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra rằng, di cư “là một động lực mạnh mẽ” để giảm nghèo.

Ngày nay, không dưới 30 quốc gia trong tổng số các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang vật lộn để lấp đầy các vị trí trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, xây dựng, khách sạn.

Theo Tổng Giám đốc IOM Amy Pope: “Thành thật mà nói, mặc dù trí tuệ nhân tạo đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng nó sẽ không theo kịp tốc độ giải quyết tình trạng thiếu lao động đang và sẽ tồn tại. Đồng thời, rất nhiều trong tổng số mọi công việc sẽ không được máy móc thực hiện tốt như con người”.

Nhìn vào tấm gương của Tây Ban Nha

Lưu ý về việc chính phủ Tây Ban Nha đã chấp nhận các giải pháp lao động do người di cư đưa ra như thế nào, Tổng Giám đốc IOM Amy Pope nhấn mạnh các nền kinh tế từng chứng kiến làn sóng di cư đáng kể trong những năm qua đã và đang chứng kiến “một cách rõ ràng và mạnh mẽ rằng mọi người hoàn toàn có thể khá giả hơn nhờ di cư, cho dù đó là vì di cư thúc đẩy sự đổi mới, thúc đẩy nguồn lao động, thúc đẩy quá trình cải cách hay hồi sinh các cộng đồng già cỗi. Nhìn chung, di cư là một lợi ích”.

Như một dấu hiệu cho thấy những ưu tiên của người đứng đầu IOM, ngày 8/10 tới đây, bà Amy Pope sẽ có cuộc gặp với các đại diện của Liên minh châu Phi, sau đó là chuyến thăm đến Kenya, Somalia và Djibouti.

Chia sẻ với phóng viên, bà Amy Pope cho biết, hơn 80% xu hướng di cư là diễn ra ở châu Phi và ngoài việc họp bàn, thảo luận với các chính phủ, vị lãnh đạo dự định theo đuổi các cuộc thảo luận về các giải pháp di cư với cộng đồng địa phương, xã hội dân sự và khu vực tư nhân.

“Bạn phải mời được khu vực tư nhân ngồi vào bàn đàn phán, bởi như khu vực tư nhân chia sẻ: “Hãy nhìn xem, chúng tôi có việc làm nhưng không có người lao động để lấp đầy khoảng trống. Hãy giúp chúng tôi””, Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế Amy Pope giải thích và nhấn mạnh.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lao động di cư về quê trước tết

Nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành bị thiếu, cắt giảm đơn hàng dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm. Đó cũng là lý do khiến nhiều lao động di cư phải về quê đón tết Nguyên đán trước cả tháng, thậm chí vài tháng trời.

Lao động di cư về quê trước tết
Sự bùng nổ dân số ở châu Phi có thể thúc đẩy nền kinh tế của lục địa và toàn cầu

Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới hiện ở mức kỷ lục 8 tỷ người. Các quốc gia châu Phi, đặc biệt là các quốc gia cận Sahara, là động lực chính của sự tăng trưởng dân số này, nhất là giữa lúc dân số ở nhiều quốc gia có thu nhập cao đang giảm hoặc bắt đầu co lại.

Sự bùng nổ dân số ở châu Phi có thể thúc đẩy nền kinh tế của lục địa và toàn cầu
Thế giới có 270 triệu người di cư trong năm 2019

Số lượng người di cư quốc tế trong năm 2019 hiện ước tính khoảng 270 triệu và điểm đến hàng đầu vẫn là Mỹ, với gần 51 triệu người, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) cho biết.

Thế giới có 270 triệu người di cư trong năm 2019
Return to top