Thế giới

Kêu gọi hành động chung để giải quyết tác động của biến đổi khí hậu đối với các nước ASEAN

ClockThứ Hai, 06/11/2023 11:09
TTH.VN - Dẫn đầu phái đoàn Campuchia tham gia Phiên họp thứ 4 của Ủy ban về Chính sách kinh tế vĩ mô, Giảm nghèo và Tài trợ cho Phát triển do Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), Tiến sĩ Chea Serey, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) kêu gọi nỗ lực chung nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với các nền kinh tế ASEAN.

Hợp tác ASEAN – Trung Quốc để thúc đẩy phát triển bền vững có thể là tấm gương cho thế giớiASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầuNhật Bản cam kết hỗ trợ tài chính giúp ASEAN khử carbonTổng thư ký Dato Lim Jock Hoi: Cộng đồng ASEAN vẫn ở ngã ba đườngChuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

 Biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục ảnh hưởng quá lớn đến đời sống của người dân khu vực ASEAN. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, Tiến sĩ Chea Serey tuyên bố: “Các quốc gia như Campuchia thường dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và cần phải có hành động chung, cùng với đó là khuyến khích tài trợ để tăng cường khả năng phục hồi, đồng thời thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu”. NBC đang nỗ lực đạt được các mục tiêu tài chính toàn diện của chính phủ quốc gia. Trong đó, NBC đã đưa ra một số sáng kiến nhằm thực hiện các cơ chế hỗ trợ vốn vay bền vững, các chu kỳ chiến lược để thúc đẩy dòng vốn và xây dựng năng lực.

Thống đốc NBC cho biết, ngân hàng đã và đang tạo ra một môi trường thuận lợi trong lĩnh vực chuyên môn để đảm bảo rằng ngân hàng có thể đóng vai trò trung gian hiệu quả giữa vốn tư nhân và các dự án xanh ở Campuchia. Từ đó hỗ trợ hiệu quả cho các mục tiêu về khí hậu của chính phủ nêu lên trong Thoả thuận Paris về Khí hậu.

“Các sáng kiến của NBC nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự tài chính bền vững ở Campuchia bao gồm việc soạn thảo lộ trình về tài chính bền vững, phân loại tài chính bền vững, tiêu chuẩn báo cáo và chương trình xây dựng năng lực”, Tiến sĩ Chea Serey nhấn mạnh.

Được biết, trong giai đoạn 2022-2023, ESCAP đã hợp tác với NBC để soạn thảo nghiên cứu phân tích tính khả thi của các phương án tài trợ xanh và các chính sách, cơ chế liên quan.

Dựa trên nghiên cứu này, NBC đã yêu cầu ESCAP hỗ trợ xây dựng Lộ trình tài chính bền vững của NBC. Lộ trình này được thiết kế để đưa ra các kế hoạch hành động cấp cao nhằm thúc đẩy tài chính bền vững trong toàn ngành ngân hàng ở Campuchia. Lộ trình tập trung vào việc chuyển đổi sang nền kinh tế Carbon thấp trong lĩnh vực ngân hàng.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), mặc dù Campuchia đóng góp tối thiểu vào lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, nhưng nước này rất dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Một báo cáo của ADB cho biết, một số chính sách đang được thử nghiệm nhằm giảm ô nhiễm và tăng cường đầu tư xanh và sạch. Nếu có một điều mà hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý, thì đó là chi phí phát thải Carbon, tức giá Carbon. Đây là một trong những phương tiện khuyến khích giảm phát thải rõ ràng nhất. Cũng liên quan đến vấn đề này, các quốc gia thành viên Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, bao gồm Campuchia và một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cũng đã cân nhắc việc phát triển thị trường điện khu vực nhưng việc buôn bán Carbon trong lĩnh vực này phức tạp hơn…

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top