Thế giới

Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều mới

ClockThứ Tư, 12/02/2020 16:02
Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Robert O'Brien tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh khác với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, song chỉ khi cuộc gặp này mang lại một thỏa thuận hạt nhân.

Tổng thống Hàn Quốc lạc quan về quan hệ liên Triều và Mỹ-TriềuHàn Quốc cam kết xây dựng cộng đồng hòa bình trên Bán đảo Triều TiênHội nghị thượng đỉnh Nhật - Trung - Hàn: Chú trọng vấn đề Triều TiênĐặc phái viên của Mỹ kêu gọi Triều Tiên nối lại đàm phán hạt nhânMỹ sẵn sàng linh động trong đàm phán với Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp ở tại làng đình chiến Panmunjom ở biên giới liên Triều ngày 30/6/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu ngày 11/2 tại Viện Nghiên cứu hội đồng Đại Tây Dương, ông O'Brien nhấn mạnh Tổng thống Trump luôn rõ ràng về vấn đề này và sẽ hành động một cách độc lập trước bất kỳ phương án chính trị nào.

Trước đó một ngày, hãng phát thanh và truyền hình CNN đưa tin Tổng thống Trump đã nói với các cố vấn của mình rằng ông không muốn có một cuộc gặp thượng đỉnh khác với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Nhà Trắng cho rằng nối lại đàm phán vào thời điểm hiện nay sẽ là mạo hiểm do tiềm ẩn những rủi ro đối với các lợi ích tiềm năng.

Đề cập cam kết hướng tới việc Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên, đổi lấy những đảm bảo về an ninh của Mỹ, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng nêu rõ chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực vì mục tiêu này và có thể cân nhắc một cuộc gặp thượng đỉnh khác. Tuy nhiên, ông nêu rõ Tổng thống Trump tuyên bố sẽ chỉ gặp lại nhà lãnh đạo Triều Tiên nếu Mỹ được đảm bảo về một thỏa thuận có lợi.

Sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội vào tháng 2/2019, lãnh đạo hai nước đã có cuộc gặp tại Khu phi quân sự ở biên giới liên Triều vào tháng 6 sau đó và nhất trí nối lại đàm phán cấp chuyên viên. Cuộc họp cấp chuyên viên diễn ra 4 tháng sau đó ở Thụy Điển nhưng không đạt tiến bộ nào. Từ đó đến nay, không chỉ các cuộc đàm phán hạt nhân song phương rơi vào tình trạng đình trệ mà căng thẳng giữa hai nước cũng liên tục leo thang do chính quyền của Tổng thống Trump thông qua các biện pháp siết chặt trừng phạt Bình Nhưỡng.

Đáp lại bước đi cứng rắn này của Mỹ, Triều Tiên đặt hạn chót cuối năm ngoái Washington phải đưa ra một đề xuất mới có thể chấp nhận được để thúc đẩy đàm phán, nếu không Triều Tiên sẽ tìm một "lối đi mới". Trong tháng 12/2019, Triều Tiên đã tiến hành 2 vụ thử được cho là thử động cơ tên lửa ở bãi phóng vệ tinh của nước này, khiến giới phân tích đồn đoán về khả năng nước này phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top