Thế giới

Khách nước ngoài đến Nhật Bản tiếp tục vượt mức 100.000 người

ClockThứ Sáu, 19/08/2022 08:14
TTH.VN - Tờ The Japan Times ngày 18/8 trích dẫn số liệu chính thức cho hay, số lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản trong tháng 7 vừa qua đã vượt mức 100.000 người trong tháng thứ 4 liên tiếp, sau khi các biện pháp kiểm soát biên giới liên quan đến đại dịch COVID-19 được nới lỏng, trong một nỗ lực nhằm củng cố nền kinh tế.

Những yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Nhật BảnNhật Bản sẽ đón khách du lịch theo tour từ ngày 10/6

Du khách tham quan thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, số liệu từ Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản chỉ ra, số lượng khách nước ngoài đến quốc gia này đã đạt tổng cộng 144.500 người hồi tháng trước, cao hơn gấp 2,8 lần so với tháng 7/2021. Tuy nhiên, con số này cũng đánh dấu mức giảm 95,2% so với cùng kỳ trong năm 2019.

Tính theo quốc gia/vùng lãnh thổ, tổng số lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản cao nhất trong tháng 7 là từ Việt Nam (22.700 người), Hàn Quốc (20.400 người) và Trung Quốc (14.800 người), với đa số là các thực tập sinh kỹ thuật, doanh nhân, hoặc sinh viên quốc tế.

Trong khi Nhật Bản đã mở cửa trở lại đối với các tour du lịch quy mô nhỏ vào tháng 6 năm nay, số lượng khách du lịch nước ngoài đến quốc gia này trong một tháng sau đó vẫn ở mức thấp 7.903 người.

Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, số lượng người nộp đơn xin nhập cảnh vào Nhật Bản với mục đích du lịch cho khoảng thời gian từ ngày 12-31/8 đứng ở mức 7.412 người.

Ngoài ra, số lượng đơn xin du lịch cho khoảng thời gian tháng 9 và tháng 10 trở đi lần lượt giữ mức 4,730 người và 2,810 người; phần lớn trong số đó đến từ Hàn Quốc.

Trong khi đó, số lượng người Nhật Bản đi ra nước ngoài trong tháng 7 được ghi nhận ở mức 277.900 người, cao hơn gấp 6,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đánh dấu mức giảm 83,3% so với cùng kỳ trong năm 2019.

Cũng theo nguồn tin nói trên, tiêu dùng du lịch nội địa của công dân Nhật Bản đạt mức 4,4 nghìn tỷ yen trong giai đoạn 3 tháng tính đến tháng 6/2022, cao hơn gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2021, mặc dù đã thu hẹp 26,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhu cầu đi lại đã tăng trở lại trong bối cảnh các biện pháp hạn chế liên quan đến COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản đối với việc đi lại của người dân đã được dỡ bỏ trong thời gian gần đây.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển
Return to top