Thế giới

Những yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Nhật Bản

ClockThứ Tư, 08/06/2022 09:36
TTH.VN - Khách du lịch nước ngoài khi đến thăm Nhật Bản sẽ phải đeo khẩu trang, mua bảo hiểm y tế tư nhân và phải có người quản lý trong suốt thời gian lưu trú tại đây, chính phủ Nhật Bản tuyên bố vào ngày 7/6, khi nước này có kế hoạch dần mở cửa trở lại nền kinh tế sau 2 năm hạn chế bởi dịch COVID-19.

Nhật Bản sẽ đón khách du lịch theo tour từ ngày 10/6Nhật Bản bắt đầu mở cửa với người nước ngoàiSau 2 năm đóng cửa biên giới, Australia sẽ đón du khách trở lại từ 21/2Mỹ nâng khuyến cáo đi lại đến Nhật Bản lên mức cao nhất do COVID-19Nhật Bản: Thặng dư du lịch giảm hơn 89% trong năm tài chính 2020

Nhật Bản bắt đầu đón khách du lịch quốc tế trở lại. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN/Vietnam+

Từ ngày 10/6, Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JTA) cho biết, chỉ những du khách đi theo tour trọn gói mới được phép nhập cảnh vào nước này trong giai đoạn đầu mở cửa trở lại. Những hướng dẫn viên của công ty du lịch đi cùng với du khách sẽ phải đảm bảo họ luôn đeo khẩu trang.

“Hướng dẫn viên du lịch nên thường xuyên nhắc nhở du khách trong tour về các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cần thiết, bao gồm đeo và tháo khẩu trang ở mỗi giai đoạn khác nhau trên hành trình tour. Ngay cả khi ở không gian ngoài trời, việc đeo khẩu trang vẫn nên được đảm bảo trong trường hợp mọi người giao tiếp với nhau”, JTA cho biết trong hướng dẫn của mình.

Trang CNA mới đây đăng tải, Nhật Bản đã áp đặt một số biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nhất trên thế giới trong suốt thời gian đại dịch hoành hành nghiêm trọng, trong đó có việc cấm hầu hết những người không cư trú được nhập cảnh.

Khi hầu hết phần còn lại của thế giới đã mở cửa trở lại sau dịch COVID-19, Nhật Bản cũng đang nới lỏng các hạn chế và yêu cầu kiểm soát dịch do mình đặt ra.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã cam kết thực hiện các biện pháp biên giới phù hợp với nhiều quốc gia giàu có khác.

Gần đây, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu nới lỏng yêu cầu về khẩu trang cho công chúng, mặc dù thói quen đeo khẩu trang vẫn xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Giải thích cho vấn đề về thói quen này, trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, đeo khẩu trang tại Nhật Bản là để ngăn chặn sự lây lan của các loại virus gây bệnh và tránh phấn hoa.

Tháng trước, Nhật Bản đã triển khai “các tour du lịch thử nghiệm” của những nhóm du khách khoảng 50 người. Phần lớn trong số các du khách là đến từ các công ty lữ hành. Song một trong số những người tham gia tour đã cho kết quả dương tính với COVID-19.

Trước dịch, cụ thể là vào năm 2019, Nhật Bản đã đón 31,9 triệu lượt khách nước ngoài với mức chi tiêu của du khách tại đây là 4,81 nghìn tỷ Yen.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Return to top