Thế giới

Khai mạc Hội nghị sinh học toàn cầu 2020 bàn về phát triển và tiếp cận vaccine COVID-19

ClockChủ Nhật, 06/09/2020 20:29
TTH - Bắt đầu từ ngày 7/9, các chuyên gia sinh học và các quan chức trong ngành sẽ tham gia Hội nghị trực tuyến về sinh học toàn cầu (GBC) 2020 để thảo luận về khả năng tiếp cận của vaccine COVID-19.

Moscow có kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 hàng loạt vào cuối nămNhóm 76 nước giàu đã ký cam kết tham gia kế hoạch vaccine toàn cầu COVAX

Mọi nỗ lực đang hướng về việc phát triển một loại vaccine hiệu quả để dập tắt đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN

Được đăng cai tổ chức bởi Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc, hội nghị GBC 2020 là hội nghị thường niên diễn ra vào năm thứ 6 liên tiếp. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức trực tuyến.

Hội nghị diễn ra trong 3 ngày, dự kiến sẽ có sự theo dõi của khoảng 3.000 khán giả lắng nghe phần trình bày của 61 diễn giả đến từ 18 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Trong đó, các chủ đề liên quan bao gồm nỗ lực toàn cầu đang triển khai để phát triển một loại vaccine giảm bớt sự bùng nổ và lây lan của đại dịch, cũng như quy định của mỗi quốc gia về phát triển chế phẩm sinh học thế hệ tiếp theo. Ngoài ra, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc cũng cho biết, sẽ có các cuộc hội thảo giữa các chuyên gia sinh học và nhiều tổ chức quản lý từ Hàn Quốc và nước ngoài....

Sự kiện được tổ chức giữa lúc tính đến 14h26p ngày 6/9 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 27 triệu ca nhiễm COVID-19. Số ca tử vong là 883.785 trường hợp và đã ghi nhận hơn 19 triệu bệnh nhân đã bình phục. Tuy nhiều nước vẫn đang vật lộn với đại dịch song nhìn chung, các chính phủ đều đang triển khai mọi nguồn lực hướng đến bình thường hóa kinh tế, xã hội sớm nhất có thể.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Korea Herald & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển
Ba cây chụm lại...

Câu chuyện về liên kết để phát triển được nhắc đến khi cách đây khoảng hơn 20 năm, 3 địa phương gồm Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế chủ động ký kết hợp tác phát triển du lịch với chủ đề: “Ba địa phương - một điểm đến”. Và rồi mới đây, hội thảo “Phát triển bền vững du lịch miền Trung trong bối cảnh mới” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức, cũng đã thảo luận chính sách, đưa ra các định hướng liên kết và giải pháp chung về phát triển du lịch vùng.

Ba cây chụm lại
Return to top