Thế giới

Không chỉ Hà Nội, cả trái đất ‘nóng rực’ tuần qua

ClockThứ Năm, 05/07/2018 10:03
Trong tuần qua, ở khắp nơi trên thế giới đã ghi nhận những mức nhiệt cao kỷ lục so với mọi thời kỳ, bản đồ thời tiết cho thấy khắp hành tinh được biểu thị bằng một màu đỏ rực.

Nắng nóng bất thường ở Canada và Nhật Bản gây hậu quả nghiêm trọngPakistan: Nắng nóng làm 65 người chếtNắng nóng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á

Bản đồ biểu thị thời tiết tuần qua - Ảnh: Washington Post 

Theo báo Washington Post, tuần qua từ các khu vực đang trong mùa hè ở Ireland, Scotland và Canada tới những vùng nắng như thiêu tại Trung Đông, và rất nhiều các nơi khác ở bắc bán cầu đều đã chứng kiến tình trạng nhiệt độ tăng cao kỷ lục.

Cùng với việc trái đất đang nóng lên mỗi ngày, giới khoa học cảnh báo loài người sẽ phải đối diện thường xuyên hơn với những kỷ lục nhiệt độ cao, thậm chí cực đoan như thế này.

Kể từ cuối tuần trước, một nền nhiệt cao nắng nóng đã bao trùm 2/3 khu vực phía đông nước Mỹ và phần đông nam của Canada. Trời không chỉ nóng mà còn ẩm một cách khác thường.

Một số kỷ lục đã được ghi nhận tại khu vực này. Tại Denver, ngày 28/6 nhiệt độ đạt 105 độ F (40,5 độ C).

Tại Montreal cũng đã ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất trong vòng 147 năm qua là 36,6 độ C trong ngày 2/7.

Châu Âu

Trời nắng nóng cũng đã thiêu đốt các quần đảo của Anh trong tuần qua. Nhiệt độ tăng cao khiến mặt đường nhựa cũng như các mái nhà ở đây muốn chảy ra dưới nắng.

Các mức nhiệt tại Scoland, Ireland và Bắc Ireland đều ở các mức thường xuyên trên 30 độ C trong suốt những ngày qua.

Lục địa Á - Âu

Tuần qua, nền nhiệt độ luôn ở mức chót vót tại khu vực này kéo theo tình trạng thời tiết hết sức cực đoan.

Tại Tbilisi, Georgia ngày 4/7 nhiệt độ tăng vọt lên 40,5 độ C, mức cao kỷ lục mọi thời của khu vực này.

Tại Yerevan, Armenia ngày 2/7, nhiệt độ tại đây tăng lên 42 độ C, mức cao kỷ lục trong tháng 7 và có lẽ cũng sẽ là kỷ lục so với nhiều tháng khác.

Nhiều khu vực tại miền nam nước Nga cũng đang rất nóng.

Trung Đông

Tại Quriyat, Oman, ngày 28/6 ghi nhận mức nhiệt cao 42,6 độ C.

Trong vòng 15 tháng qua, các kỷ lục cao về nhiệt độ tại nhiều nơi trên thế giới đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng thời tiết quá cực đoan.

Trong tháng 4 năm nay, Pakistan ghi nhận mức nhiệt 50,2 độ C. Cũng tại Pakistan, tháng 5/2017 ghi nhận mức nhiệt 53,3 độ C. Nhưng như thế vẫn còn thấp hơn mức 53,7 độ C tại Ahvaz, Iran vào cuối tháng 6/2017. Vào giữa tháng 7 năm ngoái, Tây Ban Nha cũng chứng kiến mức nhiệt độ lên tới 46,9 độ C tại khu vực miền nam.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Về làng gặp ngọn gió nam

Những ngày giữa hạ tôi về làng và gặp ngọn gió nam. Gió nam như một người bạn của tuổi thơ tôi gian khó, vừa gần gũi lại vừa khó tính. Gió nam thổi thốc vào mặt tôi như muốn hỏi có nhớ đứa bạn này không hay sống xa quê lâu ngày mà quên mất rồi?

Về làng gặp ngọn gió nam
Olympic bị tác động bởi biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu vừa được công bố ngày 31/7, đợt nắng nóng gay gắt đã bao trùm phần lớn Địa Trung Hải vào tháng trước và khiến các vận động viên cũng như người hâm mộ tại Olympic Paris phải vật lộn để ứng phó, sẽ không thể xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu do hoạt động của con người.

Olympic bị tác động bởi biến đổi khí hậu
Nắng nóng gay gắt tác động mạnh đến ngành du lịch châu Âu

Mùa hè oi bức do khủng hoảng khí hậu ở châu Âu hiện đang là vấn đề khiến nhiều du khách lo lắng. Các chuyên gia cho biết, mức quan tâm của khách du lịch muốn đến các quốc gia Địa Trung Hải có khí hậu nhiệt đới đã giảm trong năm 2023 giữa các đợt nắng nóng và cháy rừng kỷ lục. Trong khi đó, các điểm đến ôn đới với khí hậu dễ chịu hơn ngày càng trở nên phổ biến.

Nắng nóng gay gắt tác động mạnh đến ngành du lịch châu Âu
Return to top