ClockThứ Tư, 04/07/2018 14:45

Nắng nóng bất thường ở Canada và Nhật Bản gây hậu quả nghiêm trọng

Nắng nóng bất thường ở Montreal, Canada, đã làm 6 người tử vong. Còn ở Nhật Bản, hàng nghìn người cũng phải nhập viện vì thời tiết nóng nực.

Pakistan: Nắng nóng làm 65 người chếtNắng nóng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế khu vực Đông Nam ÁĐạt ngưỡng 47,3 độ C, Sydney nắng nóng như chảo lửa

Truyền thông Canada ngày 3/7 đưa tin, nắng nóng ở Montreal đã làm 6 người chết và buộc chính quyền thành phố ban bố kế hoạch ứng phó khẩn cấp.

Nắng nóng bất thường ở Canada theo dự báo thời tiết ngày 5/7. Ảnh: The Weather Network

Vài ngày qua, phần lớn miền Trung và Đông Canada đã trải qua đợt nắng nóng bất thường. Các quan chức y tế thành phố Montreal đã phải nâng cấp độ từ mức “báo động” lên mức “can thiệp”, sau khi những cuộc gọi khẩn cấp xin tư vấn sức khỏe hoặc xe cứu thương tăng đột biến.

Bộ Môi trường Canada đã đưa ra cảnh báo nắng nóng đối với vùng Quebec, trong đó có thành phố Montreal. Giới chức Montreal muốn áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tránh lặp lại thảm kịch năm 2010 khi nắng nóng bất thường khiến 106 người thiệt mạng.

Thị trưởng Valerie Plantecho cho biết thành phố lên kế hoạch phân phát 17.000 lít nước cho các tổ chức thường xuyên có các hoạt động cứu trợ người vô gia cư và kéo dài giờ mở cửa đối với các bể bơi, các khu vui chơi dưới nước.

Theo kế hoạch, lính cứu hỏa và cảnh sát cuả Montreal cũng sẽ đến thăm 5.000 hộ gia đình trên địa bàn, để kiểm tra tình hình, lên phương án đối phó với tình huống xấu.

Còn tại Nhật Bản, Cơ quan Quản lý hỏa hoạn và thiên tai ngày 3/7 cho biết, trong tuần cuối cùng của tháng 6 vừa qua, tính từ ngày 25/6-1/7, trên khắp cả nước đã có gần 3.500 trường hợp phải nhập viện do say nắng, tăng gần 700 người so với một tuần trước đó.

Cũng theo số liệu thống kê của Cơ quan này, trong tổng số những người phải nhập viện, những người ở độ tuổi từ 65 trở lên chiếm 53%; có ba trường hợp tử vong do say nắng ở tỉnh Fukushima, Osaka và Hyogo; 81 trường hợp ở trong tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và hơn 1.000 trường hợp phải ở lại trong các bệnh viện để điều trị. 

Những địa phương có số người phải nhập viện do say nắng nhiều nhất là tại tỉnh Saitama với 334 trường hợp, tiếp theo là Thủ đô Tokyo với 278 trường hợp và Osaka là 248 trường hợp.

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, những ngày cuối cùng của tháng 6 cũng là thời điểm nước này bước vào giai đoạn cuối cùng của mùa mưa, nên đã gây ra sự tăng đột biến về nhiệt độ, và diễn ra trên hầu khắp các địa phương của Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, Bộ Y tế Nhật Bản đã phải đưa ra cảnh báo, đồng thời hối thúc người dân, đặc biệt là những người già, nên uống nhiều nước và sử dụng máy điều hòa khi ngủ vào ban đêm./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng bá hình ảnh, tiềm năng địa phương tại Hoa Kỳ và Canada

Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada được kỳ vọng sẽ góp phần giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đến với bạn bè quốc tế; đồng thời thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại của các đối tác Mỹ và Canada vào Thừa Thiên Huế.

Quảng bá hình ảnh, tiềm năng địa phương tại Hoa Kỳ và Canada
Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top