Thế giới

Kiều hối toàn cầu giảm mạnh đẩy hàng triệu gia đình vào cảnh khó khăn

ClockThứ Hai, 15/06/2020 19:21
TTH - Tổng thư ký Guterres cho biết, hiện có khoảng 200 triệu người di cư thường xuyên gửi tiền về quê nhà và 800 triệu gia đình trong các cộng đồng ở các nước đang phát triển đang sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đó.

Ngân hàng Thế giới: Lượng kiều hối toàn cầu sẽ giảm 20%Việt Nam lọt top 10 nước tiếp nhận lượng kiều hối lớn nhất thế giới

Kiều hối toàn cầu dự kiến giảm gần 20% trong năm 2020. Ảnh minh họa: KT/VOV

Trong một thông điệp trước Ngày quốc tế Chuyển tiền cho gia đình (16/6), Tổng thư ký LHQ António Guterres kêu gọi người dân ở khắp mọi nơi ủng hộ cho những lao động di cư, vào thời điểm mà lượng kiều hối toàn cầu – khoản tiền mà người di cư gửi về quê nhà để hỗ trợ cho gia đình họ - dự kiến giảm hơn 100 tỷ USD trong năm 2020, gây ra nạn đói, thất học và không được chăm sóc sức khỏe… cho hàng chục triệu gia đình. Đây được cho là mức giảm mạnh nhất trong những năm gần đây, chủ yếu là do giảm thu nhập và mất việc làm ở nhóm lao động di cư - những người dễ bị mất việc làm và thu nhập do khủng hoảng kinh tế ở các nước sở tại.

Tổng thư ký Guterres cho biết, hiện có khoảng 200 triệu người di cư thường xuyên gửi tiền về quê nhà và 800 triệu gia đình trong các cộng đồng ở các nước đang phát triển đang sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đó.

Theo các nghiên cứu, kiều hối đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm nghèo ở các nước thu nhập thấp và trung bình, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao chi tiêu cho giáo dục và hạn chế lao động trẻ em đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, khi lượng kiều hối giảm mạnh, các gia đình sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, ngay cả với những nhu cầu thiết yếu.

Hồi tháng 4, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính rằng, sau mức kỷ lục 554 tỷ USD mà người di cư đã gửi về quê nhà trong năm 2019, cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 và những tác động đi kèm của nó sẽ gây ra sự sụt giảm mạnh nhất về kiều hối trong lịch sử gần đây, với mức giảm dự kiến ​​lên đến 19,7%. Theo WB, hàng triệu lao động nhập cư đã mất việc làm, đẩy các gia đình phụ thuộc xuống dưới mức nghèo khổ.

Theo các chuyên gia kinh tế, dòng kiều hối ​​chảy vào tất cả các khu vực đều sẽ sụt giảm, đáng chú ý nhất là châu Âu và Trung Á (27,5%), tiếp đến là châu Phi cận Sahara (23,1%), Nam Á (22,1%), Trung Đông và Bắc Phi (19,6%), Mỹ Latinh và Caribe (19,3%) và Đông Á và Thái Bình Dương (13%).

Phát biểu về vấn đề này, Chủ tịch WB David Malpass cho rằng, “kiều hối là một nguồn thu nhập quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Suy thoái kinh tế do hậu quả của COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lao động di cư gửi tiền về quê nhà. Do đó, việc rút ngắn thời gian phục hồi kinh tế ở các nước phát triển càng trở nên quan trọng hơn...”.

Song song đó, để giúp đỡ lao động di cư - lực lượng có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế thế giới, LHQ cũng kêu gọi giảm chi phí chuyển tiền và các dịch vụ tài chính cho người di cư và gia đình họ, nhất là ở khu vực nông thôn, và thúc đẩy các giải pháp tài chính cho một tương lai an toàn và ổn định hơn, đồng thời tìm cách tối đa hóa hiệu quả của kiều hối.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN & WB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Return to top