Thế giới

Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng nhanh hơn trong quý 2 năm 2022

ClockThứ Năm, 01/09/2022 11:11
GDP của Hàn Quốc trong quý 2 tăng 0,7% so với quý 1, tốc độ tăng trưởng theo quý nhanh hơn được cho là nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh khi các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 được nới lỏng.

Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tớiHàn Quốc quyết định gia nhập hiệp định CPTPPTăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc cho thấy nhu cầu toàn cầu phục hồi

Một quầy bán hải sản tại chợ ở Seoul (Hàn Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN

Số liệu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố ngày 1/9 cho thấy nền kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn trong quý 2 năm 2022 nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng, sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.

GDP của Hàn Quốc trong quý 2 tăng 0,7% so với quý 1. Tốc độ tăng trưởng theo quý nhanh hơn được cho là nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh khi các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 được nới lỏng.

Vào giữa tháng Tư, chính phủ Hàn Quốc đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế nhằm kiểm soát dịch, trừ quy định về đeo khẩu trang, và coi đây như một phần trong nỗ lực để đưa cuộc sống trở lại bình thường như trước đại dịch.

Chi tiêu tiêu dùng trong quý 2 năm 2022 tăng 2,9% nhờ chi tiêu cho thực phẩm, nhà ở và các hoạt động ngoài trời khác tăng. Trong khi đó, chi tiêu của chính phủ Hàn Quốc cũng tăng 0,7%. Đầu tư vào xây dựng tăng 0,2% và đầu tư cơ sở vật chất tăng 0,4% nhờ tăng chi tiêu cho máy móc.

So với các ước tính trước đó của BoK, tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng đã được điều chỉnh giảm 1 điểm phần trăm, trong khi chi tiêu của chính phủ và đầu tư xây dựng giảm 0,4 điểm phần trăm. Trong khi đó, đầu tư cơ sở vật chất đã được điều chỉnh tăng 1,5 điểm phần trăm.

Ngược lại, xuất khẩu của Hàn Quốc ghi nhận mức giảm 3,1%, với xuất khẩu các sản phẩm hóa chất và kim loại bị sụt giảm. Nhập khẩu giảm 1% với các mặt hàng là dầu thô và khí đốt tự nhiên.

Nền kinh tế Hàn Quốc hiện đang đối mặt với sự bất ổn ngày càng tăng từ trong và ngoài nước, trong bối cảnh lo ngại rằng việc các nền kinh tế lớn như Mỹ nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ có thể dẫn đến nguy cơ suy thoái của nền kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt, xuất khẩu của Hàn Quốc cũng đang có dấu hiệu mất động lực khi đối mặt với nguy cơ suy thoái và các biện pháp phong tỏa liên quan đến đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc. Số liệu của chính phủ Hàn Quốc cho thấy các lô hàng xuất đi Trung Quốc trong tháng 7/2022 đã giảm 2,5% so với một năm trước đó.

Tiêu dùng cũng được dự báo sẽ chậm lại do BoK đã liên tiếp tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát tăng nhanh và điều này có thể làm giảm sức mua của người dân.

BoK đã tăng lãi suất cơ bản thêm 2 điểm phần trăm lên 2,5%, trong đó có lần tăng 0,5 điểm phần trăm và 0,25 điểm phần trăm gần đây nhất vào tháng Bảy và tháng Tám năm 2022.

Trước đó, BoK trước đó đã điều chỉnh giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2022 từ mức 2,7% xuống còn 2,6%. Bên cạnh đó, triển vọng lạm phát của Hàn Quốc trong năm 2022 cũng được nâng từ mức 4,6% lên 5,2%.

Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 4,1% vào năm 2021, mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2010 với 6,8%.

Theo Vietnam+

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế
Return to top