Thế giới

Tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc cho thấy nhu cầu toàn cầu phục hồi

ClockThứ Năm, 21/04/2022 17:38
TTH.VN - Dữ liệu thương mại sớm từ Hàn Quốc cho thấy, hoạt động xuất khẩu của quốc gia này sẽ đạt mức tăng mạnh vào tháng 4, trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ của Mỹ thúc đẩy thương mại toàn cầu.

Hợp tác toàn cầu để duy trì đà phục hồi kinh tếKinh tế ASEAN dự kiến phục hồi ​​mạnh mẽ trong năm 2022

Các lô hàng xuất khẩu được vận chuyển lên xe tải ở thành phố Namwon, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN

Theo dữ liệu vừa được Cơ quan Hải quan Hàn Quốc công bố ngày hôm nay (21/4), xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 4 khu vực châu Á đã tăng trưởng 16,9% trong 20 ngày đầu tiên của tháng 4, so với một năm trước đó, dẫn đầu là các sản phẩm chất bán dẫn.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc, nhà mua hàng lớn nhất của Hàn Quốc, đã tăng 1,8%; trong khi các lô hàng xuất khẩu sang Mỹ ghi nhận mức tăng 29,1%.

Được biết, Hàn Quốc công bố dữ liệu thương mại sớm hơn so với hầu hết các quốc gia khác. Kết quả hoạt động thương mại trong 20 ngày của nền kinh tế này được theo dõi chặt chẽ, như một chỉ dẫn về nhu cầu toàn cầu, bởi các công ty của Hàn Quốc hội nhập sâu trong chuỗi cung ứng của thế giới. Điều này đã được phản ánh qua kết quả của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là 2 thị trường nước ngoài hàng đầu của Hàn Quốc.

Đây là nhận định được bà Anne-Marie Gulde, Phó Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với Kênh Bloomberg Television, ngay trước khi dữ liệu nói trên được công bố.

Các chuyến hàng xuất khẩu ra nước ngoài là một thành tố chính của nền kinh tế Hàn Quốc, được dự kiến ​​sẽ bỏ lỡ các dự báo tăng trưởng trong năm nay, trong bối cảnh áp lực lạm phát “phủ bóng” tiêu dùng trên toàn thế giới, bên cạnh giá hàng hóa tăng cao do cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Dữ liệu nói trên cũng cho thấy, xuất khẩu tổng thể của Hàn Quốc vẫn duy trì mạnh mẽ, như Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã dự báo hồi đầu năm nay. Trong khi đó, thâm hụt thương mại từ ngày 1 – 20/4 đã tăng lên mức 5,2 tỷ USD, do nhập khẩu tăng 25,5%.

Trong đó, các lô hàng bán dẫn tăng 22,9%. Các lô hàng xuất khẩu ô tô giảm 1%, trong khi các sản phẩm dầu mỏ mở rộng 82%. Doanh số bán các thiết bị liên lạc không dây giảm 10,7%. Xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) mở rộng 12,3%, và xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 9,6%.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng

Với sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm nay tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn TP. Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, lĩnh vực du lịch tăng trưởng mạnh, thu ngân sách đảm bảo kế hoạch đề ra…, tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng
Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025

Theo Hãng xếp hạng tín dụng toàn cầu Fitch Ratings, du lịch châu Á đang trên đà đạt được mức trước đại dịch trong nửa đầu năm tới, nhờ nỗ lực của các chính phủ nhằm thu hút du khách, sự gia tăng của hoạt động du lịch ra nước ngoài từ Trung Quốc…

Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025
“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Return to top