Thế giới

'Kinh tế Mỹ sẽ không tăng trưởng quá nóng khi phục hồi sau đại dịch"

ClockThứ Ba, 09/03/2021 09:48
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng dự luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD là cần thiết để vực dậy nền kinh tế và sẽ giám sát chặt chẽ vấn đề lạm phát.

Tổng thống Mỹ gia hạn bảo vệ tiền lương để trợ giúp doanh nghiệpMỹ: Thêm hơn 2,4 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 8/3 nhận định nền kinh tế Mỹ khó có thể tăng trưởng “quá nóng” trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19, đồng thời khẳng định có đủ công cụ để điều chỉnh tăng trưởng của nền kinh tế.

Trả lời câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn về khả năng nền kinh tế trở nên “quá nóng” trong môi trường lạm phát và tỷ lệ lãi suất cao, bà Janet nhấn mạnh: “Tôi thực sự không nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra. Chúng tôi không mong đợi mức lạm phát không mong muốn.”

Theo bà Yellen, nền kinh tế Mỹ đang phục hồi theo hình chữ K với một phân khúc bắt đầu phục hồi sau suy thoái do đóng cửa, trong khi phân khúc khác lại tiếp tục giảm.

Sự phục hồi hình chữ K đã tồn tại trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, tuy nhiên hiện nay nó tồi tệ hơn.

Ngoài ra, bà Yellen cũng phản bác quan điểm cho rằng dự luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden đề xuất, được Thượng viện thông qua và sẽ trở thành luật, là quá lớn để nền kinh tế có thể hấp thụ mà không bị phát triển quá nóng.

Bà cho rằng gói cứu trợ là cần thiết để vực dậy nền kinh tế trở lại như trước khi đại dịch xảy ra. Trong trường hợp nó gây ra lạm phát thì sẽ có những công cụ để giải quyết và vấn đề đó sẽ được giám sát chặt chẽ.

Phát biểu trên được bà Yellen đưa ra trong bối cảnh lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm đạt mức cao nhất trước khi đại dịch xảy ra.

Kể từ ngày 10/2, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chưa điều chỉnh lạm phát của Mỹ đã tăng từ 1,13% lên 1,61%/năm, mức cao nhất trong một năm.

Trong khi đó Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã giữ nguyên mức lãi suất cho vay ở biên độ gần bằng 0 kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 một năm trước đây.

Sự gia tăng lãi suất đã khiến các nhà đầu tư lo ngại vào khả năng lạm phát tăng vọt từ sự phục hồi kinh tế hình chữ V, đặc trưng cho sự phục hồi nhanh chóng và bền vững sau sự suy giảm mạnh mẽ.

Lo ngại lạm phát gia tăng đang khiến các nhà đầu tư suy đoán Fed có thể phải thay đổi chính sách sớm hơn dự kiến bằng cách giảm mua trái phiếu hoặc thậm chí tăng lãi suất vào một thời điểm nào đó.

Chiến lược gia Peter Tchir của Academy Securities cho biết sự gia tăng gần đây của lợi suất trái phiếu 10 năm thể hiện nhận thức về lạm phát, nhưng không nhất thiết là lạm phát đã tăng trong thực tế.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top