Thế giới

Tổng thống Mỹ gia hạn bảo vệ tiền lương để trợ giúp doanh nghiệp

ClockChủ Nhật, 05/07/2020 09:41
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/7 đã ký ban hành luật kéo dài thời hạn cho các doanh nghiệp nộp đơn xin trợ giúp theo Chương trình bảo vệ tiền lương (PPP).

7 bang của Mỹ tăng số ca COVID-19 kỷ lục trước lễ Quốc khánhHiệp định thương mại Mỹ-Canada-Mexico chính thức có hiệu lựcMỹ, Nhật Bản đồng loạt ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp caoMỹ ký sắc lệnh bảo vệ tượng đài quốc giaThế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 vượt 10 triệu, 500.533 ca tử vong

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Reuters

Dự luật kéo dài thời hạn cho các doanh nghiệp đăng ký vay theo hình thức này đến ngày 8/8 tới. Chương trình, vốn được thiết lập để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa liên quan đến đại dịch Covid-19, đã hết hạn từ tối ngày 30 tháng 6 nhưng vẫn còn khoảng 130 tỷ USD chưa được sử dụng.

Trong một động thái bất ngờ, Thượng viện đã nhất trí thông qua dự luật vào cuối ngày 30 tháng 6, chỉ vài giờ trước khi hết hạn. Tiếp đó, Hạ viện cũng nhất trí thông qua dự luật của Thượng viện vào chiều ngày 1/7 và chuyển cho Tổng thống Donald Trump.

Chương trình cho vay được thiết lập khi Nhà Trắng và các nhà lãnh đạo Quốc hội đàm phán gói kích thích trị giá 2.000 tỷ USD, nhằm giúp các doanh nghiệp giữ lại nhân viên trong sổ lương, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và sa thải nhân viên do tác động của đại dịch Covid-19.

Hơn 4,8 triệu chủ doanh nghiệp nhỏ trên cả nước đã nộp đơn để được nhận số tiền cho vay trị giá hơn 520 tỷ USD từ Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ, và có thể sẽ được miễn hoàn trả. Chương trình này nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ khiến đợt hỗ trợ đầu tiên đã hết tiền trong thời gian chưa đến hai tuần và sau đó phải được bổ sung thêm.

Việc mở rộng chương trình cho vay diễn ra khi các nghị sĩ Mỹ chuẩn bị cho các cuộc đàm phán về vòng kích thích kinh tế tiếp theo. Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát, đã thông qua dự luật kích thích kinh tế trị giá 3.000 tỷ USD vào tháng 5, bao gồm hỗ trợ chính quyền các bang, địa phương và một đợt thanh toán trực tiếp 1.200 USD khác cho người dân Mỹ.

Tuy nhiên, các giải pháp này đã ít nhận được sự quan tâm từ Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top