Thế giới

Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại đến 5.000 tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

ClockThứ Năm, 12/10/2023 09:31
TTH.VN - Theo một kịch bản rủi ro của thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Lloyd’s, nền kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại lên tới 5.000 tỷ USD trong khoảng thời gian 5 năm do “sự gia tăng đáng kể” của các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu dẫn tới mất mùa, thiếu lương thực và thiếu nước.
Hậu quả nặng nề sau cơn bão tại Vịnh Mexico, Florida năm 2018. Ảnh: AP/Laodong

Kịch bản này khám phá những tác động của sự gia tăng giả định nhưng hợp lý của các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu, có thể dẫn đến tình trạng mất mùa, thiếu nước và thiếu lương thực đáng kể trên toàn cầu. Khi sự kiện này diễn ra, các xã hội trên khắp thế giới có thể chứng kiến sự gián đoạn, thiệt hại và tổn thất kinh tế trên diện rộng, thúc đẩy những thay đổi lớn trong liên kết địa chính trị và hành vi của người tiêu dùng.

Lloyd's, công ty thực hiện nghiên cứu cùng với Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro Cambridge, nhấn mạnh rằng “kịch bản rủi ro hệ thống” mô hình hóa tác động kinh tế toàn cầu của thời tiết khắc nghiệt chỉ là giả thuyết. Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về khả năng phải đối mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng như thời tiết khắc nghiệt và vai trò của giảm thiểu và bảo hiểm rủi ro để xây dựng khả năng phục hồi.

Với công cụ dữ liệu tiên tiến, nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp, chính phủ và công ty bảo hiểm đánh giá tác động tài chính, dựa trên dữ liệu về các mối đe dọa toàn cầu quan trọng nhất mà xã hội ngày nay phải đối mặt, thông qua việc ước tính tác động của các cú sốc về lương thực và nước đối với tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu (GDP) trong khoảng thời gian 5 năm do các hiện tượng cực đoan ở 107 quốc gia trên  khắp thế giới. Đánh giá được đưa ra ở 3 mức độ nghiêm trọng là nguy hiểm, nghiêm trọng và cực đoan.

5.000 tỷ USD chính là mức thiệt hại trung bình cho 3 mức độ nghiêm trọng được thiết lập nói trên đối với một hiện tượng cực đoan, khi tổn thất dao động từ 3.000 tỷ USD cho mức độ nghiêm trọng thấp nhất (nguy hiểm) đến 17.600 tỷ USD cho thảm họa thời tiết cực đoan nhất.

Ngoài kịch bản toàn cầu, nghiên cứu còn bao gồm những phân tích theo khu vực nhằm chỉ ra những thiệt hại kinh tế tiềm tàng nếu các sự kiện cực đoan tập trung vào một khu vực cụ thể. Thời gian phục hồi của từng quốc gia hoặc khu vực phụ thuộc vào cấu trúc nền kinh tế, mức độ rủi ro và khả năng phục hồi của nơi đó.

Cụ thể, nếu một sự kiện cực đoan tập trung vào Trung Quốc Đại lục, khu vực này sẽ chịu tác động tài chính lớn nhất khi thiệt hại kinh tế có thể lên đến 4.600 tỷ USD trong 5 năm. Tiếp theo sau đó là châu Á - Thái Bình Dương với tổn thất 4.500 tỷ USD. Tính theo tỷ lệ phần trăm GDP, vùng Caribe sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi một sự kiện cực đoan tập trung vào bờ biển, khiến GDP tổn thất 19% trong thời gian 5 năm.

Ông Trevor Maynard, giám đốc điều hành Rủi ro hệ thống tại Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro Cambridge cho biết: “Nền kinh tế toàn cầu đang trở nên phức tạp hơn và ngày càng phải đối mặt với các mối đe dọa mang tính hệ thống”.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhấn mạnh có một khoảng cách đáng kể trong việc bảo vệ rủi ro khí hậu, với ước tính cho thấy hiện chỉ có 1/3 tổng thiệt hại kinh tế toàn cầu do thời tiết khắc nghiệt và các rủi ro liên quan đến khí hậu gây ra được bảo hiểm.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top