Thế giới

Kinh tế toàn cầu thiệt hại 4 nghìn tỷ USD do ảnh hưởng của đại dịch lên ngành du lịch

ClockThứ Tư, 30/06/2021 16:16
TTH.VN - Báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) thực hiện cùng Tổ chức Du lịch Quốc tế (UNWTO) ngày 30/6 chỉ ra rằng, tác động của đại dịch COVID-19 đối với du lịch có thể gây thiệt hại hơn 4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.

Phục hồi ngành du lịch hàng không toàn cầu vào năm 2023 “là hợp lý”"Lãnh đạo mới của Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia"Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019Đại dịch COVID-19 làm tê liệt ngành du lịch hàng khôngASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số

Ngành du lịch vẫn chưa thể phục hồi trở lại mức tiền đại dịch. Ảnh minh họa: Reuters/ Nhân dân

Dự đoán này được dựa trên thiệt hại khi đại dịch tác động trực tiếp đến du lịch và hiệu ứng gợn sóng xảy ra đối với các ngành nghề, lĩnh vực liên quan. Thêm vào đó, dự đoán mới nhất thậm chí còn nghiêm trọng hơn những gì được đưa ra trước đây.

Cụ thể, tháng 7/2020, UNCTAD ước tính rằng sự đình trệ trong du lịch quốc tế sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu chịu thiệt hại từ 1,2 nghìn tỷ USD đến 3,3 nghìn tỷ USD.

Theo nội dung của báo cáo, lượng khách du lịch giảm mạnh trên toàn thế giới vào năm 2020 dẫn đến thiệt hại kinh tế 2,4 nghìn tỷ USD và có thể năm nay cũng thế. Tất cả phụ thuộc vào tiến độ triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 của các quốc gia.

Kế hoạch tiêm chủng toàn cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng

Isabelle Durant, Quyền Tổng thư ký UNCTAD cho biết: “Thế giới cần một nỗ lực tiêm chủng toàn cầu để bảo vệ người lao động, giảm thiểu các tác động xã hội bất lợi và triển khai các quyết định mang tính chiến lược đối với ngành du lịch, đồng thời thực hiện những thay đổi cơ cấu tiềm năng”.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Tổng thư ký UNWTO Zurab Pololikashvili bổ sung thêm: “Du lịch là cứu cánh cho hàng triệu người và thúc đẩy tiêm chủng vaccine để bảo vệ cộng đồng, cũng như hỗ trợ cho sự tái khởi động an toàn của ngành du lịch đóng một vai trò rất quan trọng cho sự phục hồi việc làm và tạo ra các nguồn lực cần thiết, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, với nhiều quốc gia trong số đó phụ thuộc nhiều vào du lịch quốc tế”.

Các nước phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề

Cũng theo báo cáo, lượt khách du lịch quốc tế đã giảm khoảng 1 tỷ lượt, tương đương với khoảng 73% vào năm ngoái, trong khi quý đầu tiên của năm 2021 cũng ghi nhận mức giảm lên đến 88%..

Có thể nói, các nước đang phát triển đã phải gánh chịu tác động kinh hoàng của đại dịch đối với ngành du lịch, với ước tính lượng khách giảm từ 60% - 80%.

Thêm vào đó, các nước này cũng chịu gánh nặng từ sự bất công bằng về vaccine. Vấn đề đã giáng một đòn kinh tế quá mạnh vào ngành du lịch của các quốc gia đang phát triển.

Phục hồi trong bối cảnh thua lỗ

Dự kiến, du lịch sẽ phục hồi nhanh hơn ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao như Pháp, Đức, Anh và Mỹ.

Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế sẽ không trở lại mức tiền đại dịch cho đến năm 2023 hoặc muộn hơn. Đây là hậu quả từ các rào cản về hạn chế đi lại, tiến trình ngăn chặn đại dịch lây lan còn chậm, niềm tin của du khách thấp và môi trường kinh tế kém.

Trong khi du lịch được dự đoán sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay, báo cáo cho thấy mức tổn thất trong năm 2021 có thể sẽ vào khoảng từ 1,7 nghìn tỷ USD đến 2,4 nghìn tỷ USD, dựa trên viễn cảnh không bao gồm các chương trình kích thích và các chính sách khác tương tự.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực
Return to top