Thế giới

Ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có thể bị hoãn đến tháng 12

ClockThứ Năm, 07/11/2019 07:48
TTH.VN - Một cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để ký một thỏa thuận thương mại tạm thời vốn được chờ đợi từ lâu có thể bị trì hoãn cho tháng 12 năm nay khi các cuộc thảo luận về các điều khoản và địa điểm vẫn đang tiếp tục, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói với Reuters hôm qua (6/11).

Tổng thống Donald Trump hy vọng ký thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vào giữa tháng 11Đàm phán Mỹ-Trung: Gấp rút hoàn thành thỏa thuận để ký kết tại ChileÔng Trump: Mỹ vừa đạt được “thỏa thuận lớn nhất” với Trung Quốc

Một cuộc đàm phán giữa các phái đoàn Mỹ-Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: Tapchicongthuong

Quan chức này nhận định vẫn có khả năng hai bên không đạt được thỏa thuận giai đoạn 1, song khả năng đạt thỏa thuận vẫn lớn hơn.

Theo vị quan chức này, hàng chục địa điểm đã được đề xuất cho cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung. Ban đầu, việc ký kết thoả thuận dự kiến ​​sẽ diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh (APEC) của các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương vào giữa tháng 11 tại Chile, tuy nhiên gần đây Chile đã bất ngờ tuy bố huỷ đăng cai hội nghị này do bất ổn trong nước.

Nhiều khả năng địa điểm ký kết mới có thể là London, nơi hai nhà lãnh đạo có thể gặp nhau sau Hội nghị thượng đỉnh NATO mà Tổng thống Trump dự định tham dự từ ngày 3/12-4/12 tới, quan chức này cho biết. Một số lực chọn khác có thể diễn ra ở châu Âu và châu Á, trong đó có Thụy Điển và Thụy Sĩ .

Những người nắm rõ các cuộc đàm phán tiết lộ rằng Trung Quốc đã thúc đẩy Tổng thống Trump gỡ bỏ thêm thuế quan áp đặt vào tháng 9 vừa qua như một phần của thỏa thuận giai đoạn 1 này. Trong khi đó, một quan chức Mỹ cho biết số phận của đợt thuế quan sẽ có hiệu lực vào ngày 15/12 tới cũng đang được coi là một phần của các cuộc đàm phán.

Theo tin từ Reuters, các nhà đàm phán Trung Quốc muốn Washington giảm 15% thuế quan đối với khoảng 125 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã được áp đặt từ ngày 1/9 vừa qua, đồng thời phía Trung Quốc cũng đang tìm kiếm sự giảm nhẹ trong mức thuế 25% trước đó đối với khoảng 250 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm máy móc, chất bán dẫn, đồ nội thất.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top