Thế giới
Đông Nam Á:

Kỳ vọng vào du khách Trung Quốc và Ấn Độ để thúc đẩy hàng không

ClockThứ Tư, 06/12/2023 15:44
TTH.VN - Các dự án mở rộng sân bay lớn đang diễn ra trên khắp các quốc gia như Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, cùng với đó là một hãng hàng không mới dự kiến sẽ được ra mắt vào năm 2024. Tất cả đều dựa trên sự bùng nổ được dự báo đối với du lịch hàng không ở khu vực Đông Nam Á, được thúc đẩy bởi khách du lịch Trung Quốc và Ấn Độ.

Người tiêu dùng Đông Nam Á đang chi tiêu nhiều hơn cho các trải nghiệmCác hãng hàng không Bắc Mỹ đặt cược vào châu Á để tăng lợi nhuận

 Các máy bay đỗ tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, có những nghi ngờ về việc liệu điều đó có trở thành hiện thực trong một môi trường kinh tế không chắc chắn hay không, cũng như những lo lắng ngày càng sâu sắc về tác động của hoạt động đi lại đối với vấn đề biến đổi khí hậu.

Hãng hàng không Really Cool Airlines của Thái Lan dự kiến sẽ bắt đầu bay giữa Bangkok (Thái Lan) và Nhật Bản vào khoảng giữa năm 2024, nhưng Giám đốc Điều hành Patee Sarasin của đơn vị này cho biết, việc ra mắt một hãng hàng không mới ngay sau đại dịch là một quyết tâm lớn. “Đông Nam Á có lẽ sẽ trở thành một trong những trung tâm của lĩnh vực này trong tương lai, với sự suy giảm ở khu vực châu Âu và Mỹ”, ông Patee Sarasin nói thêm.

Trong giai đoạn đại dịch, hoạt động bay đã gặp phải khó khăn trên toàn cầu, khi các chuyến đi lại quốc tế gần như ngừng hoạt động, nhưng ngành này đang lạc quan về sự phục hồi, bằng chứng là một loạt các đơn đặt hàng lớn tại Triển lãm Hàng không Dubai diễn ra trong tháng 11 vừa qua, và lợi nhuận tăng vọt của những hãng hàng không như Air France -KLM và Ryanair.

Bên cạnh đó, Đông Nam Á cũng đang trở thành một khu vực tài sản hấp dẫn, với các nhà đầu tư cạnh tranh để giành lấy một thị trường đang mở rộng. Khu vực này hiện chiếm 10% lưu lượng toàn cầu, với hơn 500 triệu hành khách hồi năm 2019. Và hãng sản xuất máy bay Boeing kỳ vọng con số này sẽ tăng khoảng 9,5% mỗi năm trong 2 thập kỷ tới, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 6,1%.

Trên khắp khu vực, các Chính phủ đang chi hàng tỷ USD để nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng sân bay. Cụ thể, tại Thái Lan, một nhà ga mới đã được khai trương tại Suvarnabhumi, sân bay quốc tế chính của Bangkok vào tháng 9, và đường băng thứ 3 đang được xây dựng.

Trong khi đó, Campuchia có kế hoạch lớn để đưa sân bay mới trị giá 1,5 tỷ USD của Phnom Penh, dự kiến vào năm 2025, trở thành một trung tâm khu vực với khoảng 50 triệu hành khách vào năm 2050.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Straits Times & AFP)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top