Thế giới

Lãnh đạo 14 quốc gia cùng ký cam kết quản lý biển bền vững

ClockThứ Sáu, 04/12/2020 10:07
Các nhà lãnh đạo của 14 quốc gia cam kết đưa vấn đề đại dương bền vững vào chương trình nghị sự cao nhất của chính sách toàn cầu nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.

FAO: Cần quản lý thủy sản và bảo vệ đa dạng sinh học trên các đại dương chungĐối thoại biển Phát triển biển bền vững: Chia sẻ quan điểm của Việt Nam và EU

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Nguồn: AFP)

Theo phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Jakarta, lãnh đạo 14 quốc gia đã cam kết quản lý biển bền vững thông qua việc khởi động chương trình hành động mới và Ủy ban cấp cao về kinh tế đại dương bền vững (còn gọi là Ủy ban đại dương.)

Trong một tuyên bố bằng văn bản được Ban thư ký Ủy ban đại dương công bố ngày 3/12, các nhà lãnh đạo Indonesia, Australia, Canada, Chile, Fiji, Ghana, Jamaica, Nhật Bản, Kenya, Mexico, Namibia, Na Uy, Palau và Bồ Đào Nha đã cam kết quản lý bền vững gần 30 triệu km2 biển của các nước này trước năm 2025.

Các nhà lãnh đạo của 14 quốc gia cam kết đưa vấn đề đại dương bền vững vào chương trình nghị sự cao nhất của chính sách toàn cầu nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trước đó, trong cuộc họp hôm 2/12, 14 thành viên của Ủy ban đại dương cũng đã ban hành tài liệu “Chương trình nghị sự chuyển đổi vì nền kinh tế đại dương bền vững: Tầm nhìn đối với việc bảo vệ, trao quyền và phúc lợi”.

Chương trình nghị sự này gồm 74 hành động ưu tiên tập trung vào 5 lĩnh vực quan trọng gồm sự giàu có của đại dương, sức khỏe đại dương, công bằng đại dương, kiến thức đại dương, và tài chính đại dương.

Theo Uỷ ban đại dương, nếu được thực hiện, chương trình hành động này sẽ giúp tăng gấp 6 lần sản lượng thực phẩm từ các nguồn tài nguyên biển, tăng gấp 40 lần sản lượng năng lượng tái tạo, thúc đẩy phúc lợi của hàng triệu người nghèo và góp phần giảm 1/5 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nêu rõ: “Với những nguồn tài nguyên biển dồi dào, chúng ta sẽ có thể khôi phục nền kinh tế trước các tác động của đại dịch và tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.”

Tổng thống Widodo cũng nhấn mạnh cam kết của Indonesia trong việc biến quốc gia vạn đảo này trở thành “trục hàng hải toàn cầu” với phương châm “vinh quang của chúng ta nằm ở đại dương.”

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ các giải pháp để thoát nghèo bền vững

Công tác giảm nghèo ở A Lưới đạt những kết quả tích cực, đưa địa phương này thoát khỏi huyện nghèo trước thời hạn một năm. A Lưới tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Đồng bộ các giải pháp để thoát nghèo bền vững
Ấn Độ cam kết hỗ trợ 3,5 triệu USD cho các nước đang phát triển

Hãng tin Devdiscourse cập nhật, Ấn Độ vừa cam kết hỗ trợ 3,5 triệu USD để giúp các nước đang phát triển thúc đẩy thương mại và xây dựng năng lực khi quốc gia này đang cố gắng định vị mình là nước dẫn đầu các quốc gia Nam Bán cầu, đồng thời hướng đến mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047.

Ấn Độ cam kết hỗ trợ 3,5 triệu USD cho các nước đang phát triển
Hỗ trợ đúng địa chỉ và giảm nghèo bền vững

Công tác giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới được các cấp, các ngành ở TX. Hương Trà tập trung thực hiện với nhiều giải pháp theo hướng tiếp cận đa chiều, lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh kế - xã hội các địa phương.

Hỗ trợ đúng địa chỉ và giảm nghèo bền vững
Điều chỉnh chiến lược thương mại với hành động khí hậu sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu định hình lại nền kinh tế toàn cầu, việc điều chỉnh các chiến lược thương mại quốc gia với các cam kết khí hậu là điều cần thiết, giúp thúc đẩy tăng trưởng bền vững và khả năng phục hồi ở các nền kinh tế đang phát triển, theo bà Pramila Crivelli, chuyên gia kinh tế Ban Hợp tác và hội nhập khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Điều chỉnh chiến lược thương mại với hành động khí hậu sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Return to top