Thế giới

Lãnh đạo các nước kêu gọi Mỹ và Iran bình tĩnh, đối thoại kiềm chế căng thẳng

ClockChủ Nhật, 05/01/2020 18:16
TTH - Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn không có dấu hiệu giảm bớt căng thẳng về tình hình Trung Đông sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ tại sân bay Baghdad ngày 3/1 khiến tướng Qassem Soleimani, lãnh đạo lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran và một thủ lĩnh dân quân Iraq thiệt mạng.

Mỹ tăng cường an ninh sau vụ không kích sát hại tướng IranMỹ - Iran trao đổi tù nhân: Bước đi nhỏ cho niềm tin lớn?Ngoại trưởng Mỹ sẵn sàng đến Iran đàm phán

Căng thẳng Mỹ - Iran vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh minh họa: Reuters-AFP/Thanh Niên

Trước tình hình này, lãnh đạo của nhiều nước trên thế giới đã có động thái kêu gọi hai bên bình tĩnh, giảm căng thẳng leo thang.

Cụ thể, chính phủ Oman mới đây đã kêu gọi Mỹ và Iran tìm kiếm đối thoại để giảm bớt căng thẳng. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Oman là quốc gia có mối quan hệ thân thiện được duy trì với cả hai bên Mỹ và Iran.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng triển khai nỗ lực tương tự, kêu gọi hai nước tuyệt đối bình tĩnh sau cuộc không kích vừa qua.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết, ông hy vọng sẽ có cuộc đối thoại trực tiếp với giới chức Iran như một hình thức đàm phán nhằm hỗ trợ giảm căng thẳng ở Trung Đông.

“Trong những ngày tới, chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn sự leo thang của tình hình xung đột. Cụ thể là sẽ có những hành động tại Liên Hiệp quốc, Liên minh châu Âu (EU) và đối thoại với các đối tác trong khu vực, bao gồm cả cuộc hội đàm với Iran”, vị lãnh đạo thông tin với báo giới Bild am Sonntag của Đức cho hay.

Được biết, Đức đã liên lạc với những người đồng cấp của Anh, Pháp và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cũng như đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell để kêu gọi sự bình tĩnh nhất có thể.

Đối với Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif, lãnh đạo Borrell cũng kêu gọi vị bộ trưởng tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt giữa Iran và các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, cụ thể là Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Đức. Được biết, thỏa thuận có nguy cơ tan rã sau sự rút lui của Mỹ 18 tháng trước.

Về phía Pháp, nước này cũng tăng cường các sáng kiến ngoại giao khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có cuộc nói chuyện với Tổng thống Iraq Barham Salih, trong đó hai nước nhất trí duy trì liên lạc chặt chẽ để tránh sự leo thang căng thẳng, cũng như hướng đến hành động bảo đảm ổn định của Iraq và khu vực. Trong thời gian này, ngoại trưởng Anh Dominic Raab cũng lên kế hoạch hội đàm với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Reuters, CNN & Dw News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top