Thế giới

Lãnh đạo thế giới cam kết hợp tác với tân Tổng thống Mỹ Joe Biden

ClockThứ Năm, 21/01/2021 15:07
TTH.VN - Sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi lời chúc mừng đến ông Joe Biden và bày tỏ cam kết hợp tác với chính quyền mới của Mỹ.

Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ thời Biden sẽ trở lại trục châu Á

 Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại lễ nhậm chức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông António Guterres cho biết, ông kỳ vọng một kỷ nguyên lãnh đạo mới hướng tới việc thúc đẩy hành động khí hậu, với việc Mỹ trở lại Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu mang tính bước ngoặt.

Chỉ vài giờ đồng hồ sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đã ký một lệnh hành pháp tại Nhà Trắng, đảo ngược quyết định rút khỏi hiệp định của chính quyền tiền nhiệm. Được biết, Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu đã được ký kết vào năm 2015, nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu và giảm phát thải khí nhà kính.

“Tôi nhiệt liệt hoan nghênh các bước đi của Tổng thống Joe Biden để tái gia nhập Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu và tham gia vào liên minh ngày càng phát triển của các Chính phủ, thành phố, tiểu bang, doanh nghiệp và người dân để thực hiện các hành động đầy tham vọng, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu”, người đứng đầu LHQ nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Mỹ là một trong số 194 quốc gia đã ký kết hiệp định nói trên vào tháng 12/2015, dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. Người kế nhiệm ông, cựu Tổng thống Donald Trump, 3 năm sau đó đã tuyên bố Mỹ rút khỏi hiệp định, quyết định này đã có hiệu lực hồi tháng 11 năm ngoái.

Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu yêu cầu các Chính phủ cam kết hành động ngày càng tham vọng thông qua các kế hoạch được gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Tổng Thư ký LHQ cho hay, các quốc gia phát thải 1/2 trên tổng số ô nhiễm carbon toàn cầu đã cam kết trung hòa carbon, hoặc không phát thải ròng, sau một hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vào tháng trước.

“Cam kết ngày hôm nay của Tổng thống Joe Biden nâng con số đó lên 2/3. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường rất dài phía trước. Cuộc khủng hoảng khí hậu tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, và thời gian không còn nhiều để hạn chế nhiệt độ tăng lên 1,5 độ C và xây dựng nhiều xã hội thích ứng với khí hậu hơn, để giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất”, ông António Guterres nói thêm.

Qua đó, Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh cam kết làm việc với tân Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo thế giới khác để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và phục hồi từ đại dịch COVID-19. “Chúng tôi kỳ vọng sự lãnh đạo của Mỹ trong việc thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu hướng tới mức phát thải ròng bằng 0”, tuyên bố nhấn mạnh.

Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã khẳng định, giải quyết khủng hoảng khí hậu là một ưu tiên.

Bên cạnh đó, các quan chức cấp cao trong toàn hệ thống của LHQ đã gửi lời chúc mừng đến chính quyền mới ở Washington. Bà Inger Andersen, người đứng đầu Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cho hay, cơ quan của bà mong muốn được hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nhằm tăng cường hành động khí hậu, "giải quyết một hành tinh đang gặp khủng hoảng, và xây dựng sự chuyển đổi xanh và công bằng cho tất cả”.

Trong một động thái liên quan, Bộ Ngoại giao Singapore (MFA) ngày hôm nay (21/1) khẳng định, Singapore hoan nghênh tuyên bố tái gia nhập Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu của Mỹ.

“Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại và đòi hỏi một phản ứng toàn cầu có sự phối hợp và bền vững. Quyết định của Mỹ trong việc quay trở lại Hiệp định Paris là sự phát triển tích cực, tạo động lực quan trọng cho các nỗ lực toàn cầu đang diễn ra, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu nói chung. Điều đó thể hiện quyết tâm của Mỹ trong việc mang lại vai trò lãnh đạo toàn cầu cho các hành động khẩn cấp về khí hậu và hợp tác với cộng đồng quốc tế để thúc đẩy các cuộc đàm phán đa phương", MFA cho biết trong một tuyên bố báo chí.

Singapore sẵn sàng làm việc với Mỹ, các bên khác của hiệp định và những bên liên quan chính để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris. "Là một đối tác lâu dài và gần gũi của Mỹ, Singapore mong muốn mở rộng hợp tác song phương và khu vực về biến đổi khí hậu", MFA nói thêm.

Cũng trong ngày 21/1, Nhà Xanh cho biết, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vừa gửi điện mừng tới tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhấn mạnh cam kết của Seoul trong sự phối hợp kiên định vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực.

Trong đó, ông Moon Jae-in bày tỏ hy vọng về một cuộc gặp với ông Joe Biden trong tương lai gần để xây dựng "sự tin tưởng và tình hữu nghị", cũng như có "cuộc đối thoại thẳng thắn" về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, theo phát ngôn viên Nhà Xanh, ông Kang Min-seok.

Qua một thông điệp trên Twitter, Tổng thống Hàn Quốc nói thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ để giữ cho Bán đảo Triều Tiên và khu vực hòa bình và thịnh vượng". Ông Moon Jae-in tin rằng, liên minh sẽ "phát triển mạnh mẽ hơn nữa thông qua sự phối hợp trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu trên các lĩnh vực như y tế cộng cộng, an ninh, kinh tế, và biến đổi khí hậu".

"Mỹ chắc chắn sẽ thành công trong việc xây dựng lại tốt hơn và thế giới sẽ ngạc nhiên", Tổng thống Hàn Quốc lưu ý; đồng thời khẳng định Hàn Quốc sẽ "đồng hành cùng chính quyền mới của ông Joe Biden ngay từ đầu".

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News, Yonhap & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Return to top